Chuyển đổi xanh là cơ hội để các doanh nghiệp da giày Việt nâng cao giá trị thương hiệu
Cơ hội và tiềm năng phát triển ngành da, giày và túi xách Việt Nam còn rất lớn. Tuy nhiên, xu hướng “Xanh hóa” trên thế giới đang đòi hỏi ngày càng khắt khe đối với doanh nghiệp, nhất là doanh nghiệp xuất khẩu. Đối với doanh nghiệp ngành da giày, áp lực chuyển đổi Xanh càng rất lớn khi dệt may và da giày là ngành gây ô nhiễm môi trường còn ở mức cao. Đây cũng là cơ hội để các doanh nghiệp da giày Việt nâng cao giá trị thương hiệu và năng lực cạnh tranh trên thị trường quốc tế.
Rừng ngập mặn là bể carbon xanh như tấm lá chắn giúp giảm khí thải gây hiệu ứng nhà kính
Với tổng diện tích khoảng 200.000ha (chỉ chiếm 1,5% tổng diện tích rừng quốc gia), rừng ngập mặn của Việt Nam được Chương trình Phát triển Liên hợp quốc (UNDP) đánh giá không chỉ có giá trị về kinh tế-xã hội, bảo tồn đa dạng sinh học mà còn là bể hấp thụ và chứa carbon lớn, góp phần đáng kể trong việc giảm khí thải gây hiệu ứng nhà kính.
Thúc đẩy các chính sách ưu đãi dự án 'điện xanh' nhằm chuyển dịch năng lượng, giảm phát thải
Việc chuyển dịch từ năng lượng hóa thạch sang các dạng nhiên liệu xanh, sạch, thân thiện với môi trường đang là mục tiêu được các doanh nghiệp ngành dầu khí quyết liệt thực hiện để vừa đảm bảo an ninh năng lượng quốc gia, vừa góp phần giảm phát thải. Tuy nhiên, các chuyên gia cho rằng việc điều chỉnh quy hoạch phát triển dự án "điện xanh" chưa có hướng dẫn trình tự, thủ tục thẩm định, phê duyệt đối với các dự án đầu tư; cơ chế tài chính cho các dự án vẫn gặp vướng mắc.
Chuyển đổi số - Động lực quan trọng phát triển lực lượng sản xuất, hoàn thiện quan hệ sản xuất đưa đất nước bước vào kỷ nguyên mới
Nhân kỷ niệm 79 năm Quốc khánh nước Cộng hòa Xã hội Chủ nghĩa Việt Nam (2/9/1945-2/9/2024), Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Tô Lâm có bài viết “Chuyển đổi số - Động lực quan trọng phát triển lực lượng sản xuất, hoàn thiện quan hệ sản xuất đưa đất nước bước vào kỷ nguyên mới”.
Việt Nam tích cực hoàn thiện thể chế, chính sách thực hiện các cam kết quốc tế về biến đổi khí hậu
Là thành viên có trách nhiệm, Việt Nam tích cực từng bước hoàn thiện thể chế, chính sách để thực hiện đầy đủ nghĩa vụ kiểm soát, loại trừ các chất làm suy giảm tầng ozone, chất gây hiệu ứng nhà kính. Trong đó là nỗ lực hạn chế mức thấp nhất sự ảnh hưởng tới môi trường với những giải pháp thiết thực.
Quan điểm mới "cởi trói" cho doanh nghiệp có vốn đầu tư của nhà nước tạo động lực thúc đẩy tăng trưởng
Tư duy soạn thảo Luật Quản lý và đầu tư vốn nhà nước tại doanh nghiệp được đánh giá là mang tính "đột phá" so với Luật số 69/2014/QH13 trước đây. Theo đó, nhiều quan điểm mới mang tính “cởi trói” cho doanh nghiệp có vốn đầu tư Nhà nước, được kỳ vọng tạo động lực thúc đẩy hiệu quả đầu tư và tạo cơ chế thông thoáng cho doanh nghiệp Nhà nước phát triển.
Tạo ra 24 triệu tấn rơm rạ mỗi năm, vùng ĐBSCL sẽ thu về nguồn lợi khổng lồ nhờ kinh tế tuần hoàn
Tận dụng nguồn phụ phẩm từ rơm rạ để trồng nấm, làm phân hữu cơ là giải pháp đang được các địa phương trong vùng triển khai để nâng cao giá trị ngành hàng lúa gạo, đem lợi ích cho nông dân, doanh nghiệp, góp phần giảm phát thải khí nhà kính, hướng đến thực hiện cam kết của Việt Nam Việt Nam về biến đổi khí hậu.
Giải pháp nào biến "bể carbon xanh" thành “mỏ vàng bền vững” rừng ngập mặn Cần Giờ?
Nhiều chuyên gia nhận định, rừng Cần Giờ được xem là "bể carbon xanh", giá trị tín chỉ carbon được tính cao hơn 1,5 đến 1,8 lần so với tín chỉ ở các loại rừng khác. Cần Giờ là nơi hấp thụ carbon và giảm lượng phát thải khí nhà kính duy nhất của TP.HCM.
Quản lý hiệu quả nguồn nước là điều tiên quyết để thực hiện Đề án 1 triệu ha lúa chất lượng cao giảm phát thải
Theo Thứ trưởng Bộ NN&PTNT Trần Thanh Nam, để giảm phát thải trong canh tác lúa thì điều kiện tiên quyết là phải quản lý hiệu quả nguồn nước tưới và tiêu. Muốn vậy thì phải đầu tư hệ thống thủy lợi nội đồng đảm bảo cung ứng đủ nước và tiêu thoát nước kịp thời.
Cần những đột phá từ chính sách nhằm thúc đẩy chuyển đổi khu công nghiệp sinh thái
Định hướng phát triển khu công nghiệp gắn với tăng trưởng xanh và kinh tế tuần hoàn đang là xu thế tất yếu, tuy nhiên để phát triển bền vững và trở thành giá trị cốt lõi, định hướng chiến lược kinh doanh của doanh nghiệp, đòi các cấp quản lý phải có những giải pháp đột phá, phù hợp với xu thế mới.
Nhiều loại trái cây tiếp cận thị trường lớn, rau quả Việt Nam kỳ vọng tạo kỷ lục 7 tỷ USD xuất khẩu
Ngày càng có nhiều trái cây của Việt Nam được xuất khẩu chính ngạch ra các thị trường quốc tế. Dự báo, kim ngạch xuất khẩu của ngành rau quả sẽ còn tiếp tục tăng nhờ vào việc các sản phẩm, thị trường xuất khẩu đang ngày càng mở rộng kỳ vọng sẽ vươn tới kim ngạch kỷ lục 7 tỷ USD trong năm 2024.
Canh tác lúa theo hướng "thuận thiên", ĐBSCL sẽ giảm phát thải gần 11 triệu tấn CO2 mỗi năm
Các chuyên gia nhận định: Nếu thực hiện đồng loạt, tối ưu các biện pháp canh tác theo hướng hữu cơ trên toàn bộ diện tích 1,9 triệu ha lúa của vùng ĐBSCL đến năm 2030, sẽ giảm phát thải gần 11 triệu tấn CO2 mỗi năm. Việc tái sử dụng 70% lượng rơm rạ cho các hình thức khác sẽ giảm khoảng 50% lượng phát thải khí nhà kính so với việc đốt rơm rạ trên đồng ruộng.
Thúc đẩy các ngành công nghiệp văn hóa Việt Nam góp phần phát triển bền vững đất nước
Để thúc đẩy phát triển công nghiệp văn hóa, cần chú trọng, đẩy nhanh quá trình ứng dụng, khai thác những thành tựu khoa học công nghệ, kỹ thuật cùng kỹ năng kinh doanh, năng lực sáng tạo, phát huy nguồn vốn văn hóa và quyền sở hữu trí tuệ để tạo ra các sản phẩm, dịch vụ mang giá trị văn hóa và kinh tế, đáp ứng nhu cầu tiêu dùng, hưởng thụ văn hóa của người dân, góp phần phát triển bền vững đất nước.
Doanh nghiệp trong nước cần nỗ lực xúc tiến thương mại, mở rộng thị trường ASEAN
Thị trường ASEAN những năm qua luôn và có vai trò hết sức quan trọng đối với hoạt động xuất, nhập khẩu hàng hóa của Việt Nam. Điều này phù hợp với nỗ lực tăng cường xúc tiến thương mại, mở rộng thị trường đảm bảo mục tiêu tăng kim ngạch xuất khẩu của các Bộ, ngành, cơ quan thương vụ cũng như cộng đồng doanh nghiệp.