Xanh hóa ngành nông nghiệp – Làn gió mới trong kinh tế nông thôn
Xanh hóa ngành nông nghiệp là quá trình thay đổi tư duy thuần nông sang sản xuất có trách nhiệm. Trong đó, hạn chế việc sử dụng các loại phân bón, thuốc bảo vệ thực vật có nguồn gốc hóa học. Hướng sản xuất này không chỉ đem lại sản phẩm nông nghiệp hữu cơ, chất lượng cao, an toàn trong tiêu dùng, mà còn được xác định là một trong những giải pháp để lấy lại sự cân bằng môi trường sinh thái.
Thiệt hại nặng nề do bão lũ, ngành chăn nuôi nỗ lực hỗ trợ phục hồi đàn vật nuôi
Do ảnh hưởng của bão lũ khiến đàn gia súc, gia cầm của các hộ chăn nuôi nhỏ lẻ ở các tỉnh phía Bắc bị thiệt hại nặng. Ngành nông nghiệp sẽ hỗ trợ hộ chăn nuôi khôi phục lại kế sinh nhai. Các địa phương cũng đang khẩn trương tái đàn phục vụ nhu cầu thực phẩm cuối năm.
Trồng lúa phát thải thấp nông dân vừa tăng lợi nhuận vừa đổi mới tư duy sản xuất bền vững
Mục đích của Đề án trồng lúa phát thải thấp là giảm chi phí, tăng năng suất và tăng thu nhập, lợi nhuận cho người trồng lúa. Qua các mô hình điểm, cho thấy, tư tưởng của người nông dân trồng lúa đã có chuyển biến tích cực trong thực hiện quy trình canh tác bền vững. Đây là bước ngoặc để chuyển về mặt tư duy, về mặt hành động của người nông dân sang phương thức sản xuất mới.
Xu hướng tiêu thụ nông sản mới của nông dân ở Đắk Nông
Nhằm đảm bảo tăng lợi nhuận và giá trị nông sản thu hoạch cũng như chất lượng của cây trồng, nhiều nông dân ở Đắk Nông hiện nay đã thay đổi tư duy và cách tiêu thụ theo hướng an toàn, hiệu quả.
Ngành Nông nghiệp họp khẩn, triển khai ngay các giải pháp hỗ trợ khôi phục sản xuất sau bão số 3
Thứ trưởng Phùng Đức Tiến yêu cầu Cục Thủy lợi chỉ đạo các đơn vị huy động toàn bộ nhân, vật lực để bơm tiêu úng. Với việc huy động các trạm bơm hoạt động hết công suất thì trong 1 - 2 ngày tới, lúa sẽ được khôi phục, thiệt hại sẽ không lớn. Những diện tích lúa không phục hồi được sẽ chuẩn bị cho sản xuất vụ Đông, vụ Đông Xuân.
Tranh thủ tạnh mưa, nông dân xứ Thanh xuống đồng thu hoạch lúa
Với quan điểm "xanh nhà hơn già đồng," nông dân xứ Thanh không quản ngại khó khăn, tranh thủ từng khoảnh khắc trời tạnh mưa để ra đồng thu hoạch lúa, đảm bảo mùa màng không bị ảnh hưởng bởi thời tiết thất thường.
Xây dựng nền nông nghiệp hiện đại tại Thanh Hóa - Tiềm năng và Thách thức
Trong bối cảnh toàn cầu hóa, nền nông nghiệp hiện đại đã trở thành xu thế tất yếu. Tuy nhiên, việc đầu tư xây dựng một nền nông nghiệp thông minh đang gặp không ít khó khăn, thách thức.
Mở cửa nhiều thị trường mới tạo đà tăng tốc xuất khẩu trái cây Việt Nam
Trái cây Việt Nam năm nay liên tiếp đón nhận những tin vui khi nhiều sản phẩm được mở cửa thị trường. Ngay sau khi bưởi được thị trường Hàn Quốc đón nhận thì dừa tươi, sầu riêng đông lạnh cũng được xuất khẩu chính ngạch sang Trung Quốc.
Cần Thơ nâng chất vùng cây ăn trái chất lượng cao hỗ trợ xuất khẩu thị trường lớn
Nhằm phát triển ngành hàng trái cây, Cần Thơ sẽ quy hoạch lại vùng sản xuất tập trung theo thâm canh, chuyên canh để cấp mã vùng trồng, hỗ trợ cho doanh nghiệp trong xuất khẩu, gắn với truy suất nguồn gốc để phục vụ xuất khẩu.
Đắk Nông và bài toán rủi ro khi phát triển sầu riêng ồ ạt
Giá sầu riêng duy trì ở mức cao trong thời gian qua đã làm cho nhiều nông dân tính đến việc đầu tư mở rộng diện tích. Diện tích trồng sầu riêng tăng nhanh đang đặt ra nhiều thách thức về quản lý của Đắk Nông.
Diện tích trồng sầu riêng tăng mạnh nhưng được cấp mã số còn khiêm tốn là rào cản cho xuất khẩu
Theo Cục Bảo vệ thực vật, sản xuất, xuất khẩu sầu riêng còn nhỏ lẻ, rời rạc tiềm ẩn nhiều nguy cơ đối với các vùng trồng. Đã đến lúc cần tập trung nâng cao chất lượng sầu riêng hơn là phát triển diện tích vùng trồng ồ ạt nhưng không đảm bảo chất lượng.
Xây dựng hệ sinh thái sầu riêng bền vững phá 'điểm nghẽn' từ chất lượng tới thị trường xuất khẩu
Cây sầu riêng mới phát triển mạnh trong những năm gần đây nên nhà vườn chưa có nhiều kinh nghiệm trồng, chăm sóc và quản lý sâu bệnh gây hại sầu riêng dẫn đến việc lạm dụng các loại phân bón lá, chất kích thích điều này dẫn tới giảm chất lượng, vi phạm các tiêu chuẩn xuất khẩu sầu riêng. Do vậy, việc xây dựng hệ sinh thái sầu riêng bền vững cần được coi trọng với sự cộng đồng của cơ quan quản lý, người dân và doanh nghiệp.
Khu vườn lúc lỉu quả trên sân thượng của nữ nông dân phố Hà Tĩnh
Từ nhu cầu sử dụng rau sạch của gia đình và xử lý rác thải hữu cơ từ nhà bếp thành nguồn phân bón giúp bảo vệ môi trường, chị Nguyễn Thị Hồng Thanh (phường Nam Hà, TP Hà Tĩnh) đã biến sân thượng của gia đình thành vườn cây xanh mướt, sai trĩu quả.
Triển vọng từ những mô hình thâm canh cây ăn quả VietGAP ở vùng Tây Bắc
Dự án: “Xây dựng mô hình sản xuất cây ăn quả theo VietGAP phục vụ phát triển vùng nguyên liệu gắn với liên kết tiêu thụ tại một số tỉnh Tây Bắc” đang được triển khai hiệu quả. Tại nhiều địa phương đã xuất hiện những mô hình thâm canh phát triển vùng nguyên liệu gắn với liên kết tiêu thụ.