Tiêu dùng xanh ngày 20/8: Giá cà phê trong nước đi ngang, dao động từ 47.900 – 48.400 đồng/kg

Ghi nhận thông tin tiêu dùng xanh ngày 20/8 cho thấy, giá cà phê trong nước đi ngang, hiện giá cà phê tại các vùng trọng điểm dao động trong khoảng từ 47.900 – 48.400 đồng/kg.

Giá cà phê trong nước hôm nay 20/8

Theo khảo sát, tại các tỉnh Tây Nguyên, giá thu mua cà phê ngày 20/8 ở tỉnh Lâm Đồng ở mức 47.900 đồng/kg. Tỉnh Đắk Lắk cà phê được thu mua với giá 48.400 đồng/kg. Tại tỉnh Kon Tum, Gia Lai và Đắk Nông giá cà phê giao dịch ở mức là 48.300 đồng/kg.

Giá cà phê trong nước hôm nay 20/8 đi ngang so với hôm trước, hiện dao động từ 47.900 - 48.400 đồng/kg.

20220820065109-3255-1660954248.jpg
Tiêu dùng xanh ngày 20/8: Giá cà phê trong nước đi ngang, dao động từ 47.900 – 48.400 đồng/kg. Ảnh minh hoạ.

Biến động giá cà phê thế giới

Giá cà phê robusta giảm nhẹ trong phiên giao dịch cuối tuần. Các chỉ số kỹ thuật cho tín hiệu trung tính, nên giá Robusta được dự báo còn giằng co và giảm dò vùng hỗ trợ 2180 – 2200. Thị trường vẫn đang nằm trên vùng quá mua nên khả năng nhịp điều chỉnh giảm này vẫn chưa dừng lại.

Tồn kho Robusta đạt chuẩn sàn ICE London tiếp tục đà giảm nhẹ 730 tấn, còn 97.440 tấn. Yếu tố này phần nào đã kiềm hãm đà giảm của cà phê sàn London so với cà phê sàn New York.

Giá cà phê Arabica dưới áp lực bán một phần bởi đồng USD lại tiếp tục tăng giá so với rổ tiền tệ và hàng hóa, phần lớn từ yếu tố nguồn cung tồn kho. Theo nhận định của các chuyên gia, trong ngắn hạn các chỉ số kỹ thuật cho tín hiệu trung tính, giá sẽ còn giằng co đi ngang trong biên độ 210-230. Tuy nhiên, khả năng trong ngắn hạn giá sẽ còn giảm dò hỗ trợ cứng trong ngắn hạn 208-210, xa hơn là mức cản tâm lý 200. Ở chiều ngược lại, giá cần vượt mốc 230 mới đủ hấp dẫn lực mua mạnh.

Mức tồn kho cà phê Arabica đạt chuẩn vẫn đang tiếp tục gia tăng khi số hàng tồn kho từ khu vực châu Âu chuyển sang khu vực Bắc Mỹ đang được kiểm định đúng chất lượng sàn. Với mức ghi nhận tăng hơn 4.100 bao trong ngày 17/8, đạt mức 581.342 bao. Các mô hình dự báo thời tiết cho thấy nhiệt độ tại các khu vực trồng cà phê sẽ giảm trong những ngày tới tuy nhiên ít có khả năng hình thành sương giá.

Chốt phiên giao dịch ngày 18/8, giá cà phê Robusta trên sàn ICE Futures Europe - London tăng nhẹ, kỳ hạn giao tháng 9/2022 tăng 11 USD (0,5%), giao dịch tại 2.226 USD/tấn. Trong khi, kỳ hạn giao tháng 11/2022 tăng 8 USD (0,36%), giao dịch tại 2.226 USD/tấn. Khối lượng giao dịch trung bình thấp.

Giá cà phê Arabica trên sàn ICE Futures US - New York, kỳ hạn giao tháng 9/2022 tăng 1,15 Cent (0,58%), giao dịch tại 215,95 Cent/lb. Trong khi, kỳ hạn giao tháng 12/2022 tăng 0,71 Cent/lb (0,71%), giao dịch tại 213,35 Cent/lb. Khối lượng giao dịch trung bình.

Hoạt động tại hầu hết các thị trường hàng hóa đều chịu ảnh hưởng tâm lý từ việc lãi suất sẽ gia tăng trong tương lai. Điều bị cho là hết sức tồi tệ nếu chỉ số USDX cứ tiếp tục mạnh lên, trong khi Fed sẽ phải thắt chặt các chính sách tiền tệ để ngăn chặn lạm phát, nhiều thương nhân xuất khẩu ở các nước sản xuất đã lên tiếng phàn nàn…

Theo phân tích từ Trung tâm Thông tin và dự báo kinh tế-xã hội quốc gia (Ncif), chỉ còn 1 tháng rưỡi nữa là chấm dứt niên vụ 2021-2022. Tính đến hết tháng 7/22, thống kê chính thức cho biết Việt Nam đã xuất khẩu được hơn 1,3 triệu tấn. Tùy theo con số dự báo ban đầu của từng doanh nghiệp, thị trường dễ dàng nhận ra rằng, lượng cà phê niên vụ này còn trong tay nhà vườn chừng từ 200-400 nghìn tấn nếu như tính tổng sản lượng là 1,5 đến 1,8 triệu tấn.

Con số 300-400 nghìn tấn chắc phải loại trừ vì quá lớn trong khi người mua kiếm hàng không ra. Vậy lượng hàng tồn hiện nay chỉ có thể từ 100-200 nghìn tấn.

Thế thì tại sao hàng vẫn không ra dù giá cà phê nguyên liệu trên thị trường nội địa rất cao? Giá trong nước tăng có thể được giải thích lượng còn lại trong dân được bán theo cách “đa cấp”, có nghĩa là những doanh nghiệp nhỏ trong nước trao tay từ người này sang người khác, mỗi người tăng giá một ít, đẩy giá lên cao dần.

Thực tế hiện nay, giá xuất khẩu ở mức ngang bằng và cộng thêm đã hạn chế rất nhiều sức mua từ các nhà nhập khẩu. Họ càng không thể thu gom để đưa hàng sang đấu giá lên sàn vì ở mức giá này, đưa hàng vào bán tại sàn London với giá trừ là vô nghĩa vì còn phải tính cước tàu, thủ tục, phí làm hàng và phí tài chính. Có lẽ vì vậy mà hàng tồn kho đạt chuẩn robusta mấy ngày gần đây giảm rất nhanh. Robusta Brazil cũng không thể đưa sang đấu giá do giá robusta trong nội bộ nước này cũng rất cao.

Vậy có thể đoán trước rằng khi hàng từ hai nước sản xuất lớn nhất không ra được, thì cũng có nghĩa các nhà rang xay phải kiếm hàng tại chỗ một khi có nhu cầu chạy máy. Nơi nhiều nhất hiện nay là tại các kho thuộc sàn này.

Cho nên, "dù giá Robusta có hiệu chỉnh, thời gian này cũng chẳng thể xuống sâu dù hiện sàn London đang vào sâu trong vùng mua quá mức. Nên có thể tin rằng giá cà phê trong nước còn vững một thời gian nữa, chí ít cho đến khi các nhà kinh doanh không còn dựa trên giá tháng 11/22 mà phải sử dụng các tháng xa như 1 và 3/23 để mua hàng", theo dự báo của Trung tâm Ncif.

Anh Vân (t/h)