Tận dụng cơ hội xuất khẩu xoài sang Trung Quốc

Để tăng lượng xoài xuất khẩu sang Trung Quốc đòi hỏi các cơ sở sản xuất xoài phải tính đến phát triển theo chuỗi giá trị sản phẩm từ sản xuất - thu mua - sơ chế - đóng gói - bảo quản - doanh nghiệp xuất khẩu, bảo đảm đáp ứng quy định của thị trường.
xoai-01-1662433336.jpg
Hiện, xoài Việt Nam xuất chủ yếu sang Trung Quốc.

Tại tọa đàm “Xuất khẩu xoài sang thị trường Trung Quốc”, vừa qua, ông Đặng Phúc Nguyên, Tổng thư ký Hiệp hội rau quả Việt Nam cho biết, Trung Quốc là nước sản xuất xoài lớn thứ 2 thế giới, chiếm khoảng 8,75% tổng sản lượng thế giới.

Phiên tư vấn được diễn ra trực tiếp tại Tiền Giang, đồng thời phát trực tuyến trên nền tảng zoom và fanpage Facebook Cục Xúc tiến thương mại.

Tiềm năng lớn

Theo Cục Xúc tiến Thương mại (Bộ Công thương), tổng diện tích trồng xoài trên cả nước là 87 nghìn ha, trong đó Đồng bằng sông Cửu Long chiếm 48%. Năm 2021 kim ngạch xuất khẩu xoài của Việt Nam đạt hơn 180 triệu USD, chiếm hơn 1% tổng xuất khẩu xoài của thế giới. Xoài Việt Nam xuất chủ yếu sang Trung Quốc, chiếm gần 84% tổng kim ngạch xuất khẩu xoài của cả nước.

Phát biểu tại phiên tư vấn, Phó Giám đốc Trung tâm Hỗ trợ xuất khẩu, Cục Xúc tiến Thương mại Nguyễn Thị Thu Thủy cho biết, phiên tư vấn xuất khẩu xoài sang thị trường Trung Quốc là cơ hội để doanh nghiệp Việt Nam được tư vấn, giải đáp các vấn đề liên quan đến việc xuất khẩu xoài. Từ đó, đẩy mạnh xuất khẩu sản phẩm xoài sang thị trường tiềm năng này.

Theo Trung tâm Hỗ trợ xuất khẩu, Cục Xúc tiến Thương mại, xoài là một trong những loại trái cây nhiệt đới chính được trồng tại Việt Nam. Tổng diện tích trồng xoài trong cả nước khoảng trên 87.000 ha; trong đó Đồng bằng sông Cửu Long chiếm 48%. Năm 2021, kim ngạch xuất khẩu xoài của Việt Nam hơn 180 triệu USD, chỉ chiếm hơn 1% tổng xuất khẩu xoài thế giới.

Trung Quốc là nước sản xuất xoài lớn thứ hai trên thế giới, chiếm khoảng 8,75% tổng sản lượng của thế giới. Mặc dù là nước có sản lượng xoài lớn trên thế giới nhưng nhu cầu nhập khẩu xoài của Trung Quốc cũng rất lớn.

Đến nay, tại Việt Nam, xoài là một trong các loại trái cây được xuất khẩu chính ngạch sang thị trường Trung Quốc. Tại Trung Quốc, xoài Việt Nam nổi tiếng vì chất lượng cao và giá cả hợp lý. Theo chuyên gia nông nghiệp Trung Quốc, Việt Nam có điều kiện tự nhiên thuận lợi cho cây xoài phát triển tốt, ít sâu bệnh, năng suất cũng rất cao; giá nhân công rẻ nên giá thu mua cũng rẻ.

Bên cạnh đó, xoài Việt Nam và xoài Hải Nam (vùng trồng xoài nổi tiếng nhất Trung Quốc) cũng như xoài Quảng Tây có thời điểm chín khác nhau. Xoài Hải Nam thường được thu hoạch từ tháng 4 đến tháng 8, xoài Quảng Tây từ đầu tháng 6 đến giữa tháng 9, trong khi xoài Việt Nam lại chín vào thời điểm cuối năm. Bởi vậy, vào thời điểm này, Trung Quốc thường nhập số lượng lớn xoài Việt Nam với các chủng loại chính: Xoài tượng xanh, xoài Úc và xoài ngọt.

Sản lượng xoài Việt Nam đứng thứ 13 trên thế giới. Bộ NN-PTNT cũng đặt mục tiêu đến năm 2030 diện tích trồng xoài của Việt Nam đạt 140.000 ha, sản lượng đạt 1,5 triệu tấn, giá trị xuất khẩu đạt 650 triệu USD (năm 2030), với thị trường xuất khẩu chính vẫn là Trung Quốc, bên cạnh đó là Mỹ, EU, Nhật, Hàn, Australia…

Nâng cấp chất lượng sản phẩm

Để tăng lượng xoài xuất khẩu sang Trung Quốc, bà Nguyễn Thị Thu Thủy cho rằng, các cơ sở sản xuất xoài của Việt Nam phải tính tới phát triển theo chuỗi giá trị sản phẩm, từ sản xuất, thu mua, sơ chế, đóng gói, bảo quản…

mietvuoncaibe-1-1662433336.jpg
Việt Nam phấn đấu đến năm 2030, cả nước có khoảng 140.000 ha xoài.

Bên cạnh đó, doanh nghiệp xuất khẩu phải đáp ứng được các quy định của thị trường Trung Quốc. Giá trị sản phẩm cần có sự trao đổi giữa nhà sản xuất, hợp tác xã, doanh nghiệp tham gia phát triển chuỗi giá trị xoài với các cơ quan thương mại, doanh nghiệp tham gia giao dịch quốc tế Việt Nam để tìm hiểu thị trường xuất khẩu.

Đồng thời, hướng dẫn, phổ biến thực thi tốt các quy định về kiểm dịch thực vật, kiểm soát chất lượng an toàn vệ sinh thực phẩm, quy định về mức dư lượng thuốc bảo vệ thực vật, truy xuất nguồn gốc… đến các địa phương, các hợp tác xã, cơ sở đóng gói.

Để phát triển được theo chuỗi giá trị sản phẩm, cần có sự trao đổi giữa nhà sản xuất, hợp tác xã, doanh nghiệp tham gia phát triển chuỗi giá trị xoài với các cơ quan thương mại, doanh nghiệp quốc tế tại Việt Nam để tìm hiểu, phát triển thị trường xuất khẩu; hướng dẫn, phổ biến thực thi tốt các quy định về kiểm dịch thực vật, kiểm soát chất lượng, an toàn thực phẩm, quy định mức dư lượng thuốc bảo vệ thực vật, truy xuất nguồn gốc.

Thông tin tới các địa phương, nhà sản xuất, các hợp tác xã, cơ sở đóng gói, doanh nghiệp chế biến, xuất khẩu xoài nắm bắt các khó khăn, vướng mắc, rào cản kỹ thuật; hỗ trợ các vùng sản xuất xoài, doanh nghiệp nâng cao năng lực tuân thủ, phát triển chuỗi giá trị xoài, nâng cao giá trị gia tăng, đáp ứng quy định của thị trường Trung Quốc.

Đại diện doanh nghiệp Trung Quốc cũng cho biết thêm, trong 2 năm qua mẫu mã xoài Việt Nam kém đi nhiều có thể do vận chuyển, thời gian trữ lạnh lâu nên sản phẩm bị xuống mã, bị úng, thối, nên việc bán tươi không được nhiều. Doanh nghiệp Việt Nam cần nâng cao chất lượng sản phẩm, đảm bảo vận chuyển thông suốt, nhanh chóng, quá trình vận chuyển phải kiểm soát được nhiệt độ phù hợp đảm bảo xoài tươi, mẫu mã đẹp.

Ngành nông nghiệp Việt Nam đặt mục tiêu đến năm 2030, cả nước có khoảng 140.000 ha xoài, sản lượng 1,5 triệu tấn, kim ngạch xuất khẩu nâng lên 650 triệu USD; có trên 70% cơ sở chế biến bảo quản xuất khẩu đạt trình độ và công nghệ tiên tiến… Thị trường xuất khẩu xoài Việt Nam chủ yếu là Trung Quốc, chiếm gần 84% tổng sản lượng xuất khẩu xoài của cả nước.