Quảng cáo #128

Nhận thức và hành động thiết thực nhân Ngày Quốc tế Bảo vệ Tầng Ozone

Ngày Quốc tế Bảo vệ Tầng Ozone có tên gọi tiếng Anh là International Day for the Preservation of the Ozone Layer. Khi đã nhận thức được mối nguy hại về vấn nạn thủng tầng Ozon vào năm 1985, các nước trên thế thế giới đã họp bàn đồng ý ký vào Nghị định Montreal về Loại trừ các chất làm suy giảm tầng ozone vào ngày 16/9/1987.
0-1725766752.jpg
Đại hội đồng Liên hợp quốc quyết định chọn ngày 16/9 làm ngày Quốc tế Bảo vệ Tầng Ozone. (Ảnh minh họa)

Năm 1994, Đại hội đồng Liên hợp quốc quyết định chọn ngày 16/9 làm ngày Quốc tế Bảo vệ Tầng Ozone, với mong muốn tuyên truyền cho mọi người trên thế giới về vai trò của tầng Ozon cũng như nhiệm vụ bảo vệ tầng Ozon trong sinh hoạt hằng ngày. Tầng Ozon bao quanh toàn bộ Trái Đất chứa lượng lớn ozone. Nhờ có tầng ozon mà Trái Đất được che chắn khỏi các phần bức xạ tia cực tím. Sẽ thật đáng sợ nếu lớp bảo vệ này bị thủng, toàn bộ con người, sinh vật, thực vật sẽ phải đối mặt với hàng loạt các vấn đề sức khỏe và nguy cơ tuyệt chủng.

Tháng 10/1985, các nhà khoa học Anh phát hiện thấy tầng khí Ozon trên không trung Nam Cực xuất hiện một “lỗ thủng” rất lớn, bằng diện tích nước Mỹ. Năm 1987, các nhà khoa học Đức lại tiếp tục phát hiện tầng khí Ozon ở vùng trời Bắc Cực có hiện tượng mỏng dần, có nghĩa là chẳng bao lâu nữa tầng Ozon ở Bắc Cực cũng sẽ bị thủng. Lỗ hổng này gây ra bởi các khí làm suy giảm tầng Ozon được sử dụng trong các bình xịt và hệ thống làm mát (như tủ lạnh và máy điều hòa không khí).

Việc tầng Ozon xuất hiện các lỗ thủng đã làm gia tăng cường độ tia cực tím tới bề mặt Trái Đất và ảnh hưởng trực tiếp tới sức khỏe con người. Điều này có thể làm tăng tỷ lệ bệnh ung thư da và đục thủy tinh thể, đồng thời gây hại cho các hệ sinh thái như sinh vật, mùa màng đang sinh sống trên Trái Đất. Nhận thức mối nguy hại này, các quốc gia trên thế giới đã đồng ý thông qua công ước Vienna về Bảo vệ tầng ozone vào năm 1985 và sau đó là Nghị định thư Montreal về Loại trừ các chất làm suy giảm tầng ozone vào ngày 16/9/1987.

Nghị định thư Montreal ra đời nhằm cụ thể hóa các cam kết về bảo vệ tầng Ozon đã được các quốc gia đồng ý trong Công ước Vienna thông qua việc kiểm soát và loại trừ các chất làm suy giảm tầng Ozon (ODS). Nghị định thư Montreal đã trở thành một trong những thỏa thuận về môi trường thành công nhất cho đến hiện nay. Năm 1994, Đại hội đồng Liên hợp quốc đã quyết định lấy ngày 16 tháng 9, ngày ký kết Nghị định thư Montreal, để kỷ niệm Ngày Quốc tế bảo vệ tầng Ozon.

Năm 2021 này, Ban Thư ký Công ước Ozon Quốc tế đã lựa chọn thông điệp của Ngày Quốc tế bảo vệ tầng Ozon là “Nghị định thư Montreal - Giữ cho hành tinh luôn mát, bảo quản an hinh thực phẩm và vaccine” (Montreal Protocol - Keeping us, our food and vaccines cool). Trước sự ô nhiễm khí hậu, môi trường ngày càng tăng, tầng Ozone đang bị đe dọa trước nguy cơ bị thủng. Ngày Quốc tế bảo vệ tầng ô-dôn ra đời với mục đích tăng cường về sự hiểu biết của tầng Ozon và nhận thức, trách nhiệm của mỗi cá nhân trong việc bảo vệ tầng Ozon. Trái Đất không thể thiếu đi ánh sáng mặt trời cũng như việc nếu không có tầng Ozon thì sự sống dần bị thiêu rụi.

bao-ve-tang-o-zon-1-1725768437.jpg
Toàn cầu đang bước sang năm 37 trong việc khôi phục tầng Ozone. (Ảnh minh họa)

Toàn cầu đang bước sang năm 37 trong việc khôi phục tầng Ozone. Trước diễn biến khó khăn và phức tạp trên toàn thế giới, chúng ta càng thêm lo ngại về tình hình thiên tai, dịch bệnh, biến đổi khí hậu và suy giảm tầng Ozon. Một thông tin đáng ngại là tầng Ozon của chúng ta đã xuất hiện lỗ thủng và tác động rất lớn đến sức khỏe của sinh vật trên Trái Đất và tình hình khí hậu. Hậu quả khi tầng Ozon bị thủng sẽ ảnh hưởng trực tiếp đến Trái Đất. Kéo theo đó là vô số các vấn đề như: Biến đổi khí hậu, hiệu ứng nhà kính, nền nhiệt Trái Đất ngày một nóng lên, thường xuyên xảy ra bão lũ với cường độ lớn, ngày càng mạnh. Cùng với đó là số lượng các bệnh nhân mắc các bệnh về ung thư và các dịch bệnh khác cũng tăng lên.

Thủng tầng Ozone gây mất cân bằng hệ sinh thái môi trường, hủy hoại các sinh vật nhỏ, đặc biệt ảnh hưởng tới sinh vật biển. Suy giảm tầng Ozone còn khiến tăng lượng bức xạ tia tử ngoại UV đến mặt đất và làm tăng các phản ứng hóa học, khói mù và mưa axit sẽ tăng lên, gây hại đến thực vật và giảm năng suất cây trồng. Ngoài ra còn gây ra các hiện tượng như cháy rừng, băng tan ở 2 cực, mực nước biển dâng cao, tăng diện tích đất ngập mặn, ảnh hưởng nghiêm trọng tới hệ sinh thái ven biển.

Đứng trước tình hình Trái đất ngày càng nóng lên và nguy cơ thủng tầng Ozone ngày càng lớn, Việt Nam đã triển khai kế hoạch quản lý loại trừ các chất HCFC nhằm loại bỏ các chất làm suy giảm tầng ô-dôn. Còn chúng ta, mỗi cá nhân cần làm gì để bảo vệ trái đất xanh? Hãy tự bảo vệ mình khỏi sự tiếp xúc trực tiếp với ánh nắng. Che chắn da, đeo kính râm, đội mũ nón khi đi ra ngoài nắng. Giảm ô nhiễm không khí do xe cộ và các thiết bị khác khi hoạt động xả khí thải vào môi trường. Tiết kiệm năng lượng, nước trong nhà và nơi làm việc./.

Anh Tú