Ngành thép tiếp tục khó, Thép SMC giảm chỉ tiêu lợi nhuận năm 2023

Mới đây, Công ty CP Đầu tư thương mại SMC (HosE: SMC) đã công bố Nghị quyết HĐQT trong buổi họp ngày 22/12/2022. Theo đó thống nhất thông qua kế hoạch kinh doanh của hệ thống SMC năm 2023 là 1 tấn thép các loại.

Theo đó, HĐQT SMC đặt mục tiêu lợi nhuận sau thuế 150 tỷ đồng trong năm 2023, giảm 1 nửa so với 2 năm gần đây. Cụ thể kế hoạch lợi nhuận năm 2021 và 2022 của SCM là 300 tỷ đồng.

Đồng thời, Công ty dự kiến tiêu thụ 1 triệu tấn thép các loại trong năm tới.

Điều này phù hợp với tình hình ngành thép đang ở giai đoạn khó khăn nhất 10 năm và dự báo có thể kéo dài đến hết quý 2/2023.

3 quý đầu năm 2022 lỗ 93 tỷ

Về kết quả kinh doanh, quý 3/2022, SMC ghi nhận doanh thu đạt 5.6 tỷ đồng, tăng 37% so với cùng kỳ và lợi nhuận sau thuế ghi nhận lỗ 219 tỷ đồng so với cùng kỳ lãi 129 tỷ đồng, tức giảm 348 tỷ đồng. Trong đó, đáng chú ý Công ty kinh doanh dưới giá vốn dẫn tới lợi nhuận gộp âm.

smcc-1671789221.jpg
Thép SMC giảm lợi nhuận năm 2023 còn một nửa so với năm 2022.

Cụ thể, trong kỳ, lợi nhuận gộp giảm 301,07 tỷ đồng so với cùng kỳ, tương ứng giảm về 66,61 tỷ đồng; doanh thu tài chính tăng 15% so với cùng kỳ, tương ứng tăng thêm 4,8 tỷ đồng lên 36,35 tỷ đồng; chi phí tài chính tăng 96%, tương ứng tăng thêm 42 tỷ đồng lên 86 tỷ đồng; chi phí bán hàng và quản lý doanh nghiệp tăng 83%, tương ứng tăng thêm 48 tỷ đồng lên 106 tỷ đồng và các hoạt động khác biến động không đáng kể.

Như vậy, Công ty bất ngờ ghi nhận lỗ 219 tỷ đồng trong quý 3, nguyên nhân chủ yếu do kinh doanh dưới giá vốn và chi phí tài chính tăng cao.

Điểm đáng lưu ý, đây là quý lỗ đầu tiên trong 10 quý liên tiếp. Được biết, quỹ lỗ gần nhất là quý 4/2019, Công ty ghi nhận lỗ 5.8 tỷ đồng.

Luỹ kế 9 tháng đầu năm 2022, Công ty ghi nhận doanh thu đạt 19 tỷ đồng, tăng 25% so với cùng kỳ và lợi nhuận sau thuế ghi nhận lỗ 93 tỷ đồng so với cùng kỳ lãi 869 tỷ đồng. Như vậy, việc ghi lỗ trong quý 3 đã xoá toàn bộ lãi trong 6 tháng đầu năm.

Ngành thép tiếp tục gặp khó khăn trong năm 2023

Tính đến thời điểm hiện tại hầu hết các doanh nghiệp ngành thép đã công bố báo cáo tài chính quý 3. Doanh thu của 8 doanh nghiệp thép lớn nhất lần lượt đạt 59 tỷ đồng, giảm 19%; lợi nhuận sau thuế âm 3.3 tỷ đồng.

Trong đó, 5 doanh nghiệp có vốn hóa lớn nhất là Hòa Phát (HPG), Hoa Sen (HSG), Nam Kim (NKG), Gang thép Thái Nguyên (TIS) và Thép SMC (SMC) đều ghi nhận lợi nhuận sau thuế âm. Đặc biệt là Hòa Phát đã có quý thứ hai ghi nhận lợi nhuận sau thuế âm sau gần 12 năm tăng trưởng dương.

Dự báo rằng ngành thép sẽ phục hồi nhẹ vào quý IV, khi bắt đầu vào mùa xây dựng. Tuy nhiên, xét về dài hạn, ngành thép trong nước vẫn gặp khó khăn. Bên cạnh đó, sự chững lại của lĩnh vực bất động sản trong bối cảnh kẹt thanh khoản cũng là yếu tố đáng ngại với ngành thép.

Khánh Ngân