Vật liệu xanh - quy chuẩn mới của ngành công nghiệp công nghệ

Ở thời đại công nghệ phát triển như vũ bão hiện này, ngoài việc các sản phẩm công nghệ được người dùng săn đón thì việc các sản phẩm đó thân thiện với môi trường hay không cũng được nhà chức trách và người dùng dành cho sự quan tâm lớn. Vì vậy, vật liệu thân thiện với môi trường đã trở thành một quy chuẩn trong nền công nghiệp.

Công nghệ thân thiện môi trường là gì?

Công nghệ thân thiện với môi trường hay công nghệ xanh có thể hiểu đơn giản là ứng dụng công nghệ không gây ô nhiễm môi trường. Tất nhiên, công nghệ này không hẳn có thể đáp ứng 100% việc không thải ra các chất gây ô nhiễm môi trường mà chỉ hạn chế các chất này ở mức thấp nhất.

eco-material-19365288-1677501365.jpg

Chúng ta đều biết hiện nay việc ô nhiễm môi trường đang ở mức báo động, và nền công nghiệp là một trong những nguồn phát thải ra môi trường ở mức cao. Thế nên, công nghệ thân thiện môi trường được áp dụng vào nền công nghiệp sẽ giúp chúng ta hạn chế tối đa việc phát thải gây ô nhiễm môi trường.

Lý do công nghệ này đang thành tiêu chuẩn cho cả nền công nghiệp

Công nghệ thân thiện với môi trường đã được tạo ra với trọng tâm cụ thể là giúp bảo vệ môi trường của chúng ta thông qua sự kết hợp giữa tăng hiệu quả sử dụng năng lượng và giảm bất kỳ chất thải độc hại nào khi vận hành. Những công nghệ thân thiện này cần ưu tiên đến các phương pháp như cải tạo vật liệu mới, kỹ thuật tạo năng lượng và giảm chất thải phải không ngừng phát triển. Bên cạnh đó cũng phải đảm bảo sức khỏe và chất lượng của người tiêu dùng.

pollution-1677501409.jpg
Môi trường đang bị hủy hoại nghiêm trọng bởi sự phát triển của các ngành công nghiệp

Vì những sản phẩm công nghệ là những thiết bị sử dụng các chất liệu rất khó để phân hủy, dễ dàng gây ảnh hưởng đến sự ô nhiễm của thế giới. Đặc biệt là các chất liệu này rất khó để tái chế và tiêu hủy. Việc này là rất quan trọng cho vấn nạn của môi trường đang vô cùng nhức nhối trong những năm gần đây, nên có thể nói việc ưu tiên các công nghệ thân thiện với môi trường là điều vô cùng cần thiết của các nhà sản xuất.

Do vậy, không những phải đảm bảo chất lượng sản phẩm, chi phí sản xuất mà việc ưu tiên sử dụng các công nghệ thân thiện nhất với môi trường đang dần trở thành tiêu chuẩn chung của các công ty công nghệ trên toàn quốc.

Các ông lớn công nghệ đang áp dụng tiêu chuẩn này như thế nào?

Samsung

Là một nhà sản xuất lớn, với rất nhiều xưởng sản xuất các thiết bị điện tử, chất bán dẫn, thì Samsung thật sự đã thải ra một lượng lớn chất thải gây nguy hại đến môi trường. Hiểu được điều này đang thật sự gây hại đến môi trường thế nên Samsung đang dần áp dụng công nghệ thân thiện môi trường vào quy trình sản xuất của mình. Gần đây, Samsung đã chính thức cho ra mắt dòng Samsung Galaxy S23, sản phẩm này cũng được Samsung thiết kế mặt lưng với chất liệu tái chế.

samsung-1677501559.jpg
Samsung đang đạt được thứ hạng cao trong danh sách những Tập đoàn toàn cầu có ý thức bảo vệ môi trường

Ngoài ra thì đối với quy trình đóng gói sản phẩm, thì Samsung sử dụng các các vật liệu bền vững, thay các thùng xốp đóng gói bằng các khay bột giấy vô cùng thân thiện với môi trường.

Apple

Cũng tương tự như Samsung thì Apple hiện nay cũng đã áp dụng việc sử dụng các chất liệu tái chế. Apple đã đầu tư Dave – một robot chuyên bóc tách các iPhone cũ, từ đó tách ra các kim loại và tái chế chúng để dùng trên các sản phẩm iPhone mới.

apple-1677501676.jpg

Trên dây chuyền sản xuất thì Apple ưu tiên việc sử dụng giấy thay cho ni-lông, dự kiến đến năm 2025 thì Apple

sẽ sử dụng 100% nguyên liệu tái chế. Việc này sẽ giúp giảm thiểu đáng kể lượng rác thải được thải ra môi trường.

Nhìn chung, cả Apple và Samsung đều đang cố gắng hướng đến việc sản xuất các sản phẩm được áp dụng 100% công nghệ thân thiện môi trường. Từ trào lưu thì hiện nay công nghệ này đã trở thành một quy chuẩn mới trong nền công nghiệp. Đây là một điều vô cùng tốt bởi nó sẽ hạn chế được việc ô nhiễm môi trường đang ngày càng trầm trọng qua từng năm./.

Đăng Nguyễn