Đất đai và sự sống của con người

Có thể nói đất đai là một trong những nguồn tài nguyên vô cùng quý giá mà thiên nhiên đã tặng cho loài người.
luat-dat-dai-593x321-1644364857.jpg
Minh họa

Chính vì tính chất này mà tất cả các nhà nước, bất kể ở giai đoạn lịch sử nào cũng đều tìm cách can thiệp vào các quan hệ đất đai mà trước tiên là quan hệ sở hữu để thực hiện các mục tiêu chính trị của mình.

Ngày nay, chế độ đó được phát triển thành việc chuyển toàn bộ đất đai thuộc sở hữu toàn dân do Nhà nước là đại diện chủ sở hữu. Đây là sự phản ánh ở mức độ cao nhất tính thống nhất giữa lợi ích của Nhà nước, với lợi ích của toàn xã hội và lợi ích lâu dài của người lao động. Chế độ sở hữu toàn dân về đất đai được vận hành cùng với chế độ sử dụng đất hợp lí, tiết kiệm sẽ là giải pháp thích hợp nhằm hạn chế đến mức tối đa sự tác động của con người làm suy thoái tài nguyên đất.

Ý thức được điều này, Nhà nước ta trong những năm qua đã ban hành nhiều quy định nhằm xác lập quyền và nghĩa vụ cho các chủ thể sử dụng đất, như giao đất cho các tổ chức, hộ gia đình, cá nhân để sử dụng ổn định, lâu dài đồng thời đảm bảo những điều kiện cần thiết để bảo vệ, bồi bổ đất đai. Cụ thể, Điều 54 Hiến pháp năm 2013 quy định:

“Tổ chức, cá nhân được Nhà nước giao đất, cho thuê đất, công nhận quyền sử dụng đất. Người sử dụng đất được chuyển quyền sử dụng đất, thực hiện các quyền và nghĩa vụ theo quy định của luật. Quyền sử dụng đất được pháp luật bảo hộ”. Có thể nói thời gian sử dụng đất là một trong những yếu tố quyết định mức độ đầu tư và tâm lí sản xuất của người sử dụng đất nhằm giữ gìn, bảo vệ, chống suy thoái đất đồng thời cũng tạo cơ sở cho các chính sách cải tạo đất.

Với mục đích từng hộ gia đình sẽ có trách nhiệm trong việc ứng dụng các tiến bộ khoa học kĩ thuật cải tạo đất, làm tăng độ màu mỡ của đất và hiệu quả sử dụng đất, áp dụng các biện pháp chống thoái hoá, bạc màu, chống suy giảm chất lượng đất. Nhà nước đã giao đất đến từng hộ gia đình và cá nhân để họ có thể yên tâm đầu tư nâng cao chất lượng đất và sử dụng ổn định, lâu dài.

Những quy định pháp luật về các hoạt động làm tăng khả năng sinh lợi của đất dưới gốc độ môi trường. Việc sử dụng tiết kiệm và có hiệu quả nhằm hạn chế tình trạng suy thoái và ô nhiễm tài nguyên đất.

Trong bảo vệ tài nguyên đất, một trong những nguyên tắc sử dụng đất đầu tiên được Nhà nước xác định ngay trong khoản 2 Điều 6 Luật đất đai năm 2013 là sử dụng đất phải đầm bảo “tiết kiệm, có hiệu quả, bảo vệ môi trường và không làm tổn hại đến lợi ích chính đáng của người sử dụng đất xung quanh”. Không những thế, người sử dụng phải thực hiện các biện pháp bảo vệ đất, tuân theo các quy định về bảo vệ môi trường, không làm tổn hại đến lợi ích hợp pháp của các chủ thể sử dụng đất có liên quan.

Bảo vệ môi trường đất là một trong những căn cứ để xây dựng quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất nhằm định hướng công tác quản lí, sử dụng đất đai trong tương lai. Một trong những vấn đề được xác định mang tính nguyên tắc khi lập quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất là phải đảm bảo sử dụng đất tiết kiệm và có hiệu quả, khai thác hợp lí tài nguyên thiên nhiên và bảo vệ môi trường.

Đây là quy định nhằm đảm bảo việc quản lí và sử dụng đất vừa đem lại hiệu quả kinh tế, vừa góp phần vào việc bảo vệ môi trường theo quan điểm phát triển bền vững.

Mặt khác, đất còn được bảo vệ với tư cách là thành phần quan họng của môi trường ngay trong các quy định pháp luật về các loại đất cụ thể. Nhà nước không chỉ dừng lại ở các quy định mang tính chung chung và nguyên tắc như trước đây mà đã bắt đầu đi vào các quy định chi tiết, cụ thể hơn và đật ra các yêu cầu cao hơn đối với nguồn tài nguyên quan trọng này tại Chương 10 Luật đất đai năm 2013.

- Đối với đất chuyên trồng lúa nước, người sử dụng đất có trách nhiệm bảo vệ, cải tạo, làm tăng độ màu mỡ của đất, không được chuyển sang sử dụng vào mục đích hồng cây lâu năm, trồng rừng, nuôi trồng thuỷ sản và vào các mục đích phi nông nghiệp nếu không được các cơ quan nhà nước có thẩm quyền cho phép.

- Đối với đất có mặt nước ven biển, các chủ thể sử dụng đất có mặt nước ven biển để nuôi trồng thuỷ sản, sản xuất nông nghiệp, lâm nghiệp, làm muối cần tuân theo các quy định của pháp luật như: phải sử dụng đất đúng quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất đã được xét duyệt. Đặc biệt, các chủ thể này phải bảo vệ đất, làm tăng sự bồi tụ đất ven biển cũng như bảo vệ hệ sinh thái, môi trường và cảnh quan...

- Đối với các loại đất chuyên dùng: các chủ thể có nhu cầu sử dụng đất vào các mục đích chuyên dùng như xây dựng cơ sở sản xuất kinh doanh, sử dụng trong hoạt động khoáng sàn, sản xuất vật liệu xây dựng, làm đồ gốm... đều phải tuân thủ các quy định của pháp luật về việc bảo vệ tài nguyên đất.

- Đối với các loại đất làm mặt bằng xây dựng cơ sở sản xuất kinh doanh, các chủ thể cần xây dựng cho phù hợp với quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất chi tiết, quy hoạch xây dựng đô thị, điểm dân cư nông thôn đã được xét duyệt cũng như các quy định về bảo vệ đất với tư cách là một nguồn tài nguyên.

- Đối với đất sử dụng cho hoạt động khoáng sản, các chù thể tiến hành hoạt động khoáng sản phải tuân theo các quy định của pháp luật về bảo vệ và cải tạo đất được quy định tại bảo vệ tài nguyên khoáng sản, luật bảo vệ môi trường... Khi kết thúc việc thăm dò, khai thác khoáng sản, người sử dụng đất có trách nhiệm trả lại đất đúng vói trạng thái được quy định trong hợp đồng thuê đất từ ban đầu.

- Đối với đất làm nghĩa trang, nghĩa địa, phải được quy hoạch thành khu tập trung, xa khu dân cư, thuận tiện cho việc chôn cất, thăm viếng, đặc biệt là phải hợp vệ sinh và tiết kiệm tài nguyên đất...

Pháp luật kiểm soát suy thoái môi trường đất còn quy định việc nhập khẩu các chế phẩm sinh học, các chất độc hại, chất phóng xạ, các loài động vật, thực vật, nguồn gen, vi sinh vật có liên quan tới bảo vệ môi trường đất phải được sự đồng ý bằng văn bản của các cơ quan quản lí nhà nước về môi trường.

Quy định này hạn chế tới mức tối đa sự tác động một cách tuỳ tiện của các chủ thể sử dụng đất trong khi họ muốn nhập khẩu các giống loài lạ, các chất có hại cho tài nguyên đất trong quá trình họ tác động vào đất. Trong bối cảnh xã hội hoá công tác bảo vệ môi trường nói chung và công tác bào vệ môi trường đất nói riêng, nhà nước luôn muốn thu hút sự đóng góp công sức, trí tuệ, tiền bạc và thời gian của nhân dân vào việc bào vệ nguồn tài nguyên quan trọng này.

Điều 9 Luật đất đai năm 2013 quy định Nhà nước có chính sách khuyến khích người sử dụng đất đầu tư lao động, vật tư, tiền vốn và áp dụng thành tựu khoa học kĩ thuật và các công nghệ vào các việc sau đây:

- Bảo vệ, cải tạo, làm tăng độ màu mỡ của đất;

- Khai hoang, phục hoá, lấn biển, đưa diện tích đất trống đồi núi trọc, đất có diện tích đất hoang hoá vào sử dụng;

- Phát triển kết cấu hạ tầng để làm tăng giá trị của đất.

Một trong những đảm bảo quan trọng cho người sử dụng đất là việc nhà nước có chính sách tạo điều kiện cho những người trực tiếp sản xuất nông nghiệp, lâm nghiệp, nuôi trồng thuỷ sản, làm muối có đất để sản xuất.

Mặt khác, nhà nước có chính sách ưu đãi đầu tư, đào tạo nghề, phát triển ngành nghề, tạo việc làm cho lao động ở nông thôn phù hợp với quá trình chuyển đổi cơ cấu sử dụng đất và chuyển đổi cơ cấu kinh tế nông thôn theo hướng công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước. Đảm bảo này làm cho các chủ thể sử dụng đất có thể yên tâm đầu tư lao động, tiền vốn và áp dụng các thành tựu mới vào việc làm tăng hiệu quả sử dụng đất.

Nhà nước cũng khuyến khích các chủ thể đầu tư nghiên cứu, sản xuất, kinh doanh và sử dụng thuốc bảo vệ thực vật có nguồn gốc sinh học ít gây độc hại cho đất và các biện pháp phòng trừ tổng hợp. Luật đất đai năm 2013 còn ban hành quy định về việc giao đất mà không thu tiền sử dụng đất. Ban hành quy định này, Nhà nước cũng nhằm khuyến khích các chủ thể có thể yên tâm đầu tư vào các hoạt động có lợi cho đất.

Hộ gia đình, cá nhân trực tiếp lao động nông nghiệp, lâm nghiệp, làm muối, nuôi trồng thuỷ sản; các chủ thể sử dụng đất để trồng rừng phòng hộ, đất rừng đặc dụng... đều không phải nộp tiền sử dụng đất./.

Tháii Hà