Công phu nghề trồng cây lấy lá, "hút vào nhả ra khói"

Nghề công phu đó chính là trồng cây thuốc lào. Để có sợi thuốc lào ngon, người dân sẽ lấy phần lá cuốn thành bó rồi đem ủ 4 - 5 ngày. Sau khi ủ kỹ sẽ đem ra thái, thuốc lào sẽ có mầu vàng tươi, mùi thơm như vị chuối chín. Nếu thuốc lào thu hoạch về không ủ kỹ đem thái luôn thì mùi khói sẽ bị hăng, chẳng những không có vị thơm, trái lại còn rất hôi.
a1-1685702935.jpg
Từ xa xưa, người dân làng Cẩm Trung, xã Hoằng Tân, huyện Hoằng Hoá, tỉnh Thanh Hoá đã có nghề trồng cây thuốc lào và sản xuất thuốc lào với chất lượng thơm, ngon được nhiều người biết đến.
a2-1685701984.jpg

Chất đất phù hợp để trồng cây thuốc lào là đất chua và mặn vùng cửa sông ven biển. Khi làm đất để trồng cây thuốc lào, đất phải vun luống cao hơn mặt đất.

a3-1685702034.jpg
Xã Hoằng Tân, huyện Hoằng Hoá được hình thành từ bãi bồi sông Mã. Chất đất này không phù hợp để trồng các loại cây khác nhưng lại phù hợp trong việc trồng cây thuốc lào cho năng suất cao và thuốc có khói tốt.
a4-1685702102.jpg
Cây thuốc lào ngon chủ yếu là do chất đất. Thuốc lào loại ngon là khi hút có mùi thơm, khi hít vào thở ra có nhiều khói khiến dễ bị say
a5-1685702151.jpg
Phân bón cho cây thuốc lào là phân hữu cơ có nguồn gốc tự nhiên được ủ mục sẽ cho thuốc ngon. Còn phân vô cơ, phân hoá học sẽ thúc cho cây nhanh tốt nhưng khiến mùi khói thuốc bị hôi.
a6-1685702220.jpg
Cây thuốc lào sẽ được trồng vào khoảng tháng 9, tháng 10 Âm lịch khi thời tiết bắt đầu hanh khô. Thuốc lào là loại cây thân mềm có một thân với khoảng 30 đến 40 lá mọc quanh.
a7-1685702272.jpg
Khoảng tháng 11, tháng12 Âm lịch khi cây thuốc lào cao đến cổ người lớn thì người dân sẽ ngắt ngọn nhằm hạn chế chiều cao và cho cây tập trung chất dinh dưỡng để nuôi lá. Khi ngắt ngọn cây thuốc lào sẽ mọc ra nhiều cành phụ, người dân sẽ phải ngắt bỏ cành phụ, ngắt bỏ lá già cỗi phần gốc để cây tập trung nuôi lá. Cứ vài ngày, người dân lại ra ruộng để bón phân, tưới nước và ngắt bỏ cành phụ mọc ra từ thân cây. Vào tháng 3, tháng 4 Âm lịch, năm sau khi cây thuốc lào đến thời kỳ thu hoạch người dân sẽ tháo nước ruộng cho khô cây.
a8-1685702326.jpg
Lá cây thuốc lào sẽ được ngắt đem về, bỏ phần cuống, lá cây phải được để khô, tránh bị ướt
a9-1685702386.jpg
Người dân sẽ lấy phần lá cuốn thành bó rồi đem ủ khoảng 4 - 5 ngày
a10-1685702530.jpg

Sau khi ủ kỹ, đem ra thái thuốc lào sẽ có mầu vàng tươi và mùi thơm như vị chuối chín.

Nếu thuốc lào thu hoạch về mà không ủ đem đi thái luôn thì mùi khói sẽ bị hăng, rất hôi.

a11-1685702579.jpg
Khi thái xong thuốc lào người dân sẽ cho ra nong lớn để phơi. Để cho các sợi thuốc lào được kết dính với nhau và có mùi thơm, người dân sẽ lấy cuống lá hoặc phần thuốc khi thái bị rối đem giã nhỏ vắt lấy nước. Gạo nếp được xay thật nhuyễn trộn với nước thuốc lào đã giã tạo thành chất keo dích gọi là hồ. Nước hồ trên sẽ được phun nhẹ vào các nong lớn đang phơi thuốc nhằm tạo độ kết dính.
a12-1685702685.jpg
Mỗi lần phơi thuốc lào khoảng 4 – 5 ngày là hoàn thành sản phẩn đem ra đóng gói cung cấp cho thị trường. Thuốc lào ngon là khi cầm lên sợi thuốc sẽ mềm mại, nếu khô cứng thì hút sẽ không ngon.
Sông Lô