Náo nức hội thổi cơm thi Đình làng Thị Cấm xuân Ất Tỵ 2025

Mồng 8 tháng Giêng Ất Tỵ (tức 05/02/2025), đã thành thông lệ, người dân làng Thị Cấm lại tổ chức lễ hội truyền thống thổi cơm thi tại đình làng. Đây là di sản văn hóa phi vật thể quốc gia đã được nhà nước công nhận và bảo tồn.
duc-0776-1738766900.JPG
Đình làng Thị Cấm thuộc phường Xuân Phương, quận Nam Từ Liên, Hà Nội

Làng Thị Cấm thuộc phường Xuân Phương, quận Nam Từ Liên, Hà Nội. Đây là nơi có di sản văn hóa phi vật thể cấp quốc gia: Hội thổi cơm thi Thị Cấm. Đã thành thông lệ hàng năm, cứ vào ngày 8 tháng Giêng, người dân trong làng lại nô nức tụ họp, tổ chức lễ hội truyền thống thổi cơm thi của mình tại đình làng.

Hội thổi cơm thi bắt nguồn từ việc tri ân Thành hoàng làng - tướng quân Phan Tây Nhạc, đời Hùng Vương thứ 18, cùng 3 vị công chúa đã có công dẹp giặc, chăm lo cuộc sống của dân. Khi ông đưa quân tới làng Thị Cấm, người dân nơi đây xin được đi theo phục vụ trong quân. Nhạc tướng quân bèn cho tổ chức cuộc thi nấu cơm để tuyển chọn người giỏi phục vụ cho công việc hậu cần. Chiến thắng trở về, ông cùng vợ là Hoàng Dung công chúa dạy người dân lao động sản xuất.

Ngày 09/03/2021, Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch đã ban hành Quyết định số 827/QÐ-BVHTTDL công nhận Lễ hội truyền thống - Hội thổi cơm thi Thị Cấm vào Danh mục di sản văn hóa phi vật thể quốc gia.

tad-2146-1738766908.JPG
tad-2186-1738766908.JPG

Theo luật thi, sẽ có 4 đội đại diện cho 4 tổ dân phố tham gia cuộc thi, được phân biệt bởi các màu: xanh dương, xanh lá cây, hồng và xanh da trời. Trước khi cuộc thi bắt đầu, các đội sẽ được Ban Tổ chức cung cấp 1kg thóc để nấu cơm, 1 bao tải rơm và các vật dụng thổi cơm cho từng đội.

duc-0817-1738766974.JPG
Ngay khi nhận được các vật dụng được cung cấp từ Ban Tổ chức, các đội thi khẩn trương chuẩn bị trước giờ thi đấu.
duc-0821-1738766974.JPG
Các đội khẩn trương bện các vòng rơm để sử dụng.
duc-0854-1738766974.JPG
Một vòng rơm sẽ được kê dưới cối giã gạo để cối êm, tránh ảnh hưởng đến mặt sân và dễ đảo gạo trong cối.
duc-0876-1738766974.JPG
Một số đội còn cẩn thận bổ sung thêm 1 vòng rơm phía trên để ngăn thóc và gạo rơi vãi ra ngoài trong khi giã.
duc-0898-1738766974.JPG
Trong lúc mọi người bện rơm để chuẩn bị cối giã, những người còn lại trong đội khẩn trương tách các cây nứa, giang để làm nhiên liệu thổi cơm.
duc-0939-1738766974.JPG
Mọi người tự giác phân công công việc trong đội thi để nhanh chóng hoàn thành việc chuẩn bị trước giờ thi đấu.

Hội thổi cơm thi được chia thành 3 phần thi chính: chạy lấy nước từ sông, "kéo lửa" và giã gạo - thổi cơm. Trong đó, phần thi hào hứng, sôi nổi và thu hút sự quan tâm, cổ vũ nhất của dân làng và du khách chính là phần kéo lửa từ bùi nhùi và rơm khô để tạo mồi lửa thổi cơm.

duc-1035-1738767947.JPG
Mỗi đội cử ra 4 thành viên để tham gia phần thi kéo lửa. Các thành viên này sẽ được mặc áo đỏ có chữ "Hỏa" để phân biệt với các thành viên còn lại.
duc-1061-1738767947.JPG
duc-1066-1738767947.JPG
Các bô lão trong Ban Tổ chức chuẩn bị 4 phần dụng cụ tạo lửa giống nhau để trao cho 4 đội thi.
duc-1098-1738767947.JPG
Các đội thi kéo lửa nhận bộ dụng cụ kéo lửa và thực hiện các công đoạn kiểm tra.
duc-1129-1738767947.JPG
Các thành viên kéo lửa cẩn thận kiểm tra và lắp ráp các bộ phận tạo lửa với nhau.
duc-1131-1738767947.JPG
Dụng cụ để tạo lửa là thanh giang, bùi nhùi, rơm nếp, dùng một thanh tre to có đục lỗ ép giữ chặt lại.
duc-1161-1738767947.JPG
Các thành viên kéo lửa làm lễ tại sân đình trước khi thực hiện phần thi tạo mồi lửa để thổi cơm.

Tất cả 3 phần thi diễn ra đồng thời và chỉ trong vòng 30 phút từ khi bắt đầu kéo lửa đến khi dâng cơm. Ngay khi các thành viên bắt đầu thi kéo lửa thì một thành viên của đội thực hiện phần thi chạy ra sông lấy nước, các thành viên còn lại bắt đầu giã gạo để chuẩn bị thổi cơm.

tad-2238-1738768435.JPG
Để tạo lửa, các đội thi lấy thanh giang kẹp vào bùi nhùi, dùng thanh tre to ốp lại, giữ chắc hai đầu rồi hai người kéo co thật nhanh tạo ma sát.
tad-2247-1738768435.JPG
Ma sát nhanh, mạnh giữa thanh giang và thanh tre to sẽ sinh nhiệt bốc khói rồi tạo lửa bén vào bùi nhùi rồi lan ra bó rơm.
tad-2287-1738768435.JPG
Các thành viên kéo lửa ra sức thổi bùng ngọn lửa sau khi thấy xuất hiện khói và những tia lửa đầu tiên.
tad-2323-1738768435.JPG
Chỉ chưa đầy 30 giây, khói rồi ngọn lửa đã được một đội thi thổi bùng lên tại sân đình.
tad-2330-1738768435.JPG
Đây là đội đầu tiên kéo lửa thành công trong Hội thổi cơm thi xuân Ất Tỵ 2025.

Trong khi đó, các thành viên phụ trách giã gạo cũng đã bắt đầu phần thi của mình khiến sân đình trở nên rất sôi động và náo nức, rộn vang tiếng nói cười.

duc-1195-1738768847.JPG
Đội thi này cắt cử hai người giữ cối để hai người còn lại thực hiện giã thóc thành gạo.
duc-1248-1738768847.JPG
Người giã gạo phải giã đều và thẳng vào giữa cối để tránh làm vỡ các hạt gạo.
duc-1270-1738768847.JPG
Mỗi đội thi được phát hai chày giã gạo, nhưng tùy thuộc vào chiến thuật mà có đội sẽ chỉ sử dụng một chày giã.
duc-1275-1738768847.JPG
Đội thi này không sử dụng vòng rơm phía trên mà dùng tay để ngăn gạo văng ra ngoài cối.
duc-1293-1738769084.JPG
Trong lúc chờ đợi gạo được giã, các thành viên khác sẽ tranh thủ nổi lửa từ mồi lửa vừa kéo được để đun sôi nước.
duc-1354-1738769162.JPG
Thóc được giã sẽ đưa ra sàng sảy để tách ra những hạt gạo.
duc-1326-1738769162.JPG
Phần thóc còn lại sẽ được đưa vào cối giã tiếp.
duc-1437-1738769162.JPG
Những hạt gạo vừa giã được vo, trà xát để loại bỏ các lớp vỏ cám ngoài cùng, từ đó thu được hạt gạo trắng sáng và tinh khiết.
duc-1461-1738769162.JPG
Người thi còn cẩn thận nhặt bỏ những hạt sạn và thóc còn lẫn với gạo.
duc-1447-1738769162.JPG
Cuộc thi này đòi hỏi tính đồng đội và sự phân công công việc rất cụ thể, phối hợp nhịp nhàng của các thành viên.
duc-1471-1738769162.JPG
Mỗi người đều tự giác tham gia và hỗ trợ hoàn thành các công đoạn một cách nhanh nhất.

Sau khi đã có đủ lượng gạo trắng để thổi một niêu cơm, giờ là lúc các đội tập trung vào công đoạn quan trọng, quyết định nhất của cuộc thi: Thổi cơm.

tad-2399-1738769849.JPG
Các thành viên trong đội sử dụng các thanh nứa, giang đã bẻ nhỏ để làm nhiên liệu thổi cơm.
tad-2408-1738769849.JPG
Ngọn lửa được giữ đều tay cho đến khi cơm sôi cạn.
tad-2464-1738769849.JPG
tad-2380-1738772726.JPG
Không khí trên sân đình trở nên rất nhộn nhịp, đông vui khi dân làng và du khách vây quanh các đội thi tò mò, thích thú.

Giờ là lúc các thành viên còn lại trong đội bắt đầu đốt những đống rơm to trên sân đình để tạo ra các đống tro giả nhằm đánh lừa các bô lão trong Ban Tổ chức, với mục đích câu thêm giờ chờ cơm chín kỹ.

tad-2584-1738770063.JPG
tad-2517-1738770063.JPG
tad-2682-1738770063.JPG
duc-1621-1738770083.JPG
Những đống tro giả trên sân sẽ gây khó khăn cho các bô lão trong việc tìm kiếm nồi cơm thật.

Ngay khi cơm vừa cạn, các đội thi áp dụng những thủ thuật của riêng mình để làm sao nồi cơm được dẻo thơm, chín kỹ và ngon miệng nhất. Các đội sẽ dùng tro rơm để ủ cơm, giúp cơm chín đều.

duc-1646-1738770211.JPG
duc-1699-1738770211.JPG
Đội này sử dụng một chiếc khăn mùi xoa để lên phía trên cơm trong nồi.
duc-1714-1738770211.JPG
Sau đó đậy lên một xấp khăn giấy trước khi đậy nắp lại để ngăn tro rơm bay vào làm bẩn cơm trong nồi.
tad-2468-1738770224.JPG
Niêu cơm được vùi kín trong tro nóng để chín đều, đồng thời cũng che giấu không để Ban tổ chức tìm ra ngay nhằm kéo dài thời gian ủ cho cơm chín kỹ.

Hết giờ thi thổi cơm, 4 bô lão trong Ban Tổ chức sẽ bắt đầu đi bới các đống tro trên sân để tìm kiếm 4 niêu cơm của 4 đội dự thi.

tad-2741-1738770618.JPG
duc-1745-1738770645.JPG
4 bô lão theo thứ tự gồm một người đi trước gõ trống, một người cầm gậy dò tìm niêu cơm, một người bê mâm đựng niêu cơm và một người cầm lọng.
duc-1794-1738770645.JPG
Thành viên các đội sẽ tìm cách đánh lừa, chỉ dẫn các thành viên trong đoàn bô lão tới tìm kiếm những đống tro giả để câu giờ.
duc-1814-1738770645.JPG
Các bô lão lại gặp phải một đống tro giả khác.
duc-1823-1738770645.JPG
Tuy biết mình bị "lừa", nhưng các bô lão ai cũng vui vẻ, tươi cười vì đây là phong tục, nét văn hóa đặc sắc của lễ hội, giúp câu giờ cho các niêu cơm chín kỹ.

Sau khi câu giờ để niêu cơm của đội mình đủ thời gian chín đều, chín kỹ, giờ là lúc các đội tự giác "khai báo", dâng niêu cơm lên cho đoàn bô lão để kịp giờ cúng Thành hoàng làng.

duc-1870-1738771050.JPG
duc-1927-1738771050.JPG
duc-1941-1738771050.JPG
Niêu cơm đầu tiên đã được tìm thấy.
duc-1964-1738771097.JPG
duc-1975-1738771097.JPG
Rồi niêu cơm thứ hai cũng được dâng lên.
duc-1978-1738771097.JPG
duc-1988-1738771144.JPG
duc-1995-1738771144.JPG
Lần lượt tới niêu cơm thứ ba được tìm thấy.
duc-2004-1738771195.JPG
duc-2053-1738771195.JPG
Và niêu cơm cuối cùng đã được dâng lên cho các bô lão.
duc-2097-1738771237.JPG
Đoàn các bô lão mang cơm quay về đình làng.
duc-2152-1738771237.JPG
duc-2261-1738771296.JPG
Các niêu cơm vừa nấu được các bô lão kiểm tra cẩn thận.
duc-2308-1738771296.JPG
4 bát cơm được xới ra từ 4 niêu cơm của các đội thi, được dán số ở dưới đáy bát.
duc-2322-1738771296.JPG
duc-2335-1738771296.JPG
Các bát cơm này sẽ được mang vào cúng.
duc-2340-1738771440.JPG
duc-2346-1738771440.JPG
duc-2355-1738771440.JPG
duc-2367-1738771440.JPG
Các bô lão mang cơm vào hậu điện dâng lên Thành hoàng làng.

Sau khi đợi làm lễ dâng cơm lên Thành hoàng làng, giờ là lúc các bô lão kiểm tra, đánh giá nồi cơm đã nấu của từng đội thi. Nồi cơm đoạt giải nhất phải đảm bảo cơm trắng, hạt đều, không lẫn tạp chất, tro bụi, dẻo thơm, chín kỹ, thơm ngon, không bị khê.

duc-2380-1738771626.JPG
duc-2442-1738771626.JPG
duc-2484-1738771626.JPG
Các bô lão lựa chọn bát cơm ngon nhất.
duc-2498-1738771626.JPG
Bô lão trong Ban Tổ chức kiểm tra kỹ lưỡng lại từng bát cơm.
duc-2499-1738771626.JPG
Trước khi đưa ra quyết định bát cơm của đội đạt giải Nhất hội thi năm nay.

Hội thổi cơm thi Đình làng Thị Cấm xuân Ất Tỵ 2025 đã kết thúc tốt đẹp trong tiết trời hửng nắng, se lạnh đầu xuân mới. Hội thi hàng năm không chỉ là nơi sinh hoạt văn hóa cộng đồng, nơi dân làng và du khách thập phương gặp gỡ, giao lưu mỗi dịp tết đến xuân về. Mà đó còn là nơi gìn giữ và phát huy bản sắc văn hóa dân tộc, đề cao tinh thần đoàn kết, phối hợp làm việc tập thể, đồng thời giữ gìn lễ hội truyền thống quý báu, di sản văn hóa phi vật thể quốc gia mà cha ông đã truyền lại./.

Anh Đức