Hà Tĩnh: Công trình xây dựng trái phép trên đất nông nghiệp, lại gia hạn tháo dỡ đến 15.3

Đã quá thời hạn 20.2, thế nhưng hộ gia đình ông Lê Ngọc Hùng cũng như UBND xã Thạch Hưng vẫn chưa tháo dỡ công trình vi phạm, trả lại hiện trạng ban đầu như trong biên bản đã lập ngày 19.2.2022. UBND thành phố Hà Tĩnh tiếp tục gia hạn để UBND xã Thạch Hưng và hộ gia đình vi phạm xử lý công trình vi phạm đến ngày 15.3
8-1646831966.jpg

Trên 2.800m2 đất trồng lúa, ông Hùng đã tự ý đào hai cái ao lớn, xây dựng khuôn viên như một công viên thu nhỏ mà không có bất kỳ một sự chấp thuận nào của các cấp chính quyền tại địa phương.

Sau khi Tạp chí Doanh nghiệp và kinh tế xanh phản ánh việc hộ ông Lê Ngọc Hùng (trú tại xã Thạch Hưng, tp Hà Tĩnh, tỉnh Hà Tĩnh) tự ý xây dựng hồ nước, trồng cây ăn quả, xây dựng công trình phụ trợ… trên diện tích đất trồng lúa khi chưa được sự cho phép của cơ quan chức năng có thẩm quyền. Sau đó, đoàn liên ngành của UBND thành phố Hà Tĩnh, UBND xã Thạch Hưng kiểm tra, lập biên bản về sai phạm và buộc gia đình phải tháo dỡ trả lại hiện trạng ban đầu.

Ngày 20.1, UBND thành phố Hà Tĩnh có văn bản số 174/UBND-TNMT chỉ đạo về việc xử lý dứt điểm việc tự chuyển mục đích sử dụng đất.

Văn bản nêu rõ: “Để việc người dân tự ý chuyển đổi mục đích sử dụng đất trồng lúa sang mục đích khác khi chưa được phép của cấp có thẩm quyền thuộc trách nhiệm quản lý của UBND xã Thạch Hưng, UBND thành phố yêu cầu UBND xã Thạch Hưng nghiêm túc rút kinh nghiệm trong việc quản lý đất đai trên địa bàn, đồng thời giao UBND xã chỉ đạo xử lý dứt điểm vụ việc. Khi đến thời hạn nêu trên (20.2) người dân chưa tháo dỡ công trình vi phạm và hoàn trả lại mặt bằng theo mục đích sử dụng đất đã được cấp thì thực hiện cưỡng chế theo quy định”.

9-1646832241.jpg

Ngày 20.1, UBND thành phố Hà Tĩnh có văn bản số 174/UBND-TNMT chỉ đạo về việc xử lý dứt điểm việc tự chuyển mục đích sử dụng đất. Tuy nhiên, sau thời hạn quy định, hộ gia đình vi phạm, UBND xã Thạch Hưng vẫn chưa xử lý dứt điểm vụ việc vi phạm trên.

Tuy nhiên, sau thời hạn quy định, hộ gia đình vi phạm, UBND xã Thạch Hưng vẫn chưa xử lý dứt điểm vụ việc vi phạm trên. Ngày 25.02, UBND thành phố Hà Tĩnh tiếp tục có văn bản số 366/UBND-TNMT về việc xử lý dứt điểm việc tự ý chuyển đổi mục đích sử dụng đất tại xã Thạch Hưng. Văn bản nêu rõ: “Ngày 20/1/2022, UBND thành phố đã có văn bản số 174 chỉ đạo UBND xã Thạch Hưng xử lý phản ánh của Tạp chí Doanh nghiệp và kinh tế xanh về việc người dân tự ý chuyển mục đích sử dụng đất trồng lúa sang mục đích khác khi chưa được phép của cơ quan có thẩm quyền, theo đó, đến ngày 20/2/2022, phải xử lý dứt điểm vụ việc. Tuy nhiên đến nay, quá thời hạn trên, vụ việc vẫn chưa được xử lý dứt điểm như chỉ đạo của UBND thành phố.

UBND thành phố phê bình UBND xã Thạch Hưng và yêu cầu UBND xã tập trung chỉ đạo xử lý dứt điểm vụ việc trước ngày 15.3.2022”.

5-1646831967.jpg
UBND thành phố phê bình UBND xã Thạch Hưng và yêu cầu UBND xã tập trung chỉ đạo xử lý dứt điểm vụ việc trước ngày 15.3.2022”.

Làm việc với phóng viên, ông Thân Viết Văn - Trưởng phòng Tài nguyên và Môi trường Thành phố Hà Tĩnh cho biết: Đến nay, UBND xã Thạch Hưng vẫn chưa xử lý được vụ việc trên. Do ông Hùng không thường xuyên có mặt tại địa phương nên đến nay công trình vi phạm trên vẫn chưa dược tháo dỡ. Đối với xã Thạch Hưng, chúng tôi nhắc nhở, phê bình vì đã để xảy ra sai phạm nghiêm trọng như vậy. Trước mắt, yêu cầu hộ gia đình thực hiện tự tháo dỡ, nếu họ không tháo dỡ thì sẽ tiến hành cưỡng chế. Còn việc có xử lý vi phạm đối với hộ gia đình vi phạm trên thì chúng tôi sẽ họp các phòng ban liên quan và bàn bạc sau đó mới có mức xử phạt cụ thể.

Trao đổi với phóng viên, luật sư Trần Đình Tý, trưởng văn phòng luật sư số 3 Nghệ An cho biết : Do công trình xây dựng không phép đất nông nghiệp chưa xin phép cơ quan có thẩm quyền xin chuyển đổi mục đích quyền sử dụng đất là vi phạm điều 57 luật đất đai năm 2013, vi phạm đó sẽ bị xử phạt hành chính , với diện tích sai phạm như trên là dưới 0,5 ha ( cụ thể là 2,800m2 ) thì mức phạt từ 2 đến 5 triệu áp dụng tại điểm a, khoản 1 điều 9 nghị định 91/2019 .

4-1646831966.jpg

Với sai phạm hết sức nghiêm trọng, mức xử phạt theo luật đất đai hiện hành có thể lên tới hàng trăm triệu đồng và bắt buộc tháo dỡ, trả lại hiện trạng ban đầu.

Riêng đối với việc vừa xây dựng công trình và đào ao trên đất nông ghiệp thì mức xử phạt hành chính có thể lên tới hàng trăm triệu đồng. Việc sử dụng đất trồng lúa vào mục đích khác không được cơ quan nhà nước có thẩm quyền cho phép sẽ bị xử phạt theo quy định tại Điều 9 Nghị định 91/2019/NĐ-CP, cụ thể như sau:

3. Chuyển đất trồng lúa sang đất phi nông nghiệp tại khu vực nông thôn thì hình thức và mức xử phạt như sau:

a) Phạt tiền từ 3.000.000 đồng đến 5.000.000 đồng nếu diện tích đất chuyển mục đích trái phép dưới 0,01 héc ta;

b) Phạt tiền từ 5.000.000 đồng đến 10.000.000 đồng nếu diện tích đất chuyển mục đích trái phép từ 0,01 héc ta đến dưới 0,02 héc ta;

c) Phạt tiền từ 10.000.000 đồng đến 15.000.000 đồng nếu diện tích đất chuyển mục đích trái phép từ 0,02 héc ta đến dưới 0,05 héc ta;

d) Phạt tiền từ 15.000.000 đồng đến 30.000.000 đồng nếu diện tích đất chuyển mục đích trái phép từ 0,05 héc ta đến dưới 0,1 héc ta;

đ) Phạt tiền từ 30.000.000 đồng đến 50.000.000 đồng nếu diện tích đất chuyển mục đích trái phép từ 0,1 héc ta đến dưới 0,5 héc ta;

e) Phạt tiền từ 50.000.000 đồng đến 80.000.000 đồng nếu diện tích đất chuyển mục đích trái phép từ 0,5 héc ta đến dưới 01 héc ta;

g) Phạt tiền từ 80.000.000 đồng đến 120.000.000 đồng nếu diện tích đất chuyển mục đích trái phép từ 01 héc ta đến dưới 03 héc ta;

h) Phạt tiền từ 120.000.000 đồng đến 250.000.000 đồng nếu diện tích đất chuyển mục đích trái phép từ 03 héc ta trở lên.

4. Chuyển đất trồng lúa sang đất phi nông nghiệp tại khu vực đô thị thì hình thức và mức xử phạt bằng hai (02) lần mức phạt quy định tại khoản 3 Điều này.

5. Biện pháp khắc phục hậu quả:

a) Buộc khôi phục lại tình trạng ban đầu của đất trước khi vi phạm đối với trường hợp quy định tại các khoản 1, 2, 3 và khoản 4 Điều này, trừ trường hợp quy định tại điểm b khoản này;

b) Buộc đăng ký đất đai theo quy định đối với trường hợp có đủ điều kiện được công nhận quyền sử dụng đất theo quy định tại Điều 22 của Nghị định số 43/2014/NĐ-CP;

c) Buộc nộp lại số lợi bất hợp pháp có được do thực hiện hành vi vi phạm trong các trường hợp quy định tại các khoản 1, 2, 3 và 4 Điều này; số lợi bất hợp pháp được xác định theo quy định tại khoản 1 Điều 7 của Nghị định này.

Như vậy tùy vào diện tích đất vi phạm là bao nhiêu thì sẽ có các mức phạt khác nhau tương ứng.

6-1646831966.jpg

Một công trình sai phạm, được xây dựng giữa thanh thiên bạch nhật trong một thời gian dài nhưng không hề có sự xuất hiện của các cấp chính quyền để xử lý khiến dư luận bức xúc.

Ngoài việc bị xử phạt hành chính ra thì còn bị áp dụng biện pháp khắc phục hậu quả là khôi phục hiện trạng ban đầu theo điểm a, khoản 5 và nếu trường hợp có thu lợi bất chính từ sai pham đó thì phải nộp lại số lợi bất hợp pháp theo điểm c, khoản 4 và khoản 5 Nghị định 91. Thẩm quyền xử phạt theo luật xử lý vi phạm hành chính điểm b, khoản 1 điều 38 là chủ tịch UBND xã Thạch Hưng ban hành quyết định và nếu có quyết định xử phạt, buộc khôi phục hiện trạng rồi mà vẫn không thực hiện thì buộc phải thực hiện cưỡng chế, chi phí cưỡng chế thì do người vi phạm phải chịu và quyết định cưỡng chế do chủ tịch UBND xã Thạch Hưng ban hành theo luật xử lý vi phạm hành chính . Việc tự ý xây dựng trên đất nông nghiệp tại các địa phương xảy ra nhiều, địa phương thiếu trách nhiệm công tác quản lý và thậm chí con cố ý bao che cho các cá nhân cố ý làm sai đó...nên để đảm bảo luật pháp thì các địa phương cần tuyên truyền cho người dân, xử lý nghiêm các trường hợp vi phạm”.

Tạp chí Doanh nghiệp và kinh tế xanh sẽ tiếp tục thông tin.

Mỹ Hà_ Hồng Duyên