Tục lệ biếu quà dịp Tết của người Việt Xưa và Nay

Theo phong tục lâu đời của người Việt, dịp Tết là thời gian dài và cơ hội lớn nhất để mọi người trở về đoàn viên cùng gia đình. Trong dịp Tết này, mọi người sẽ dành cho nhau những món quà biếu dịp Tết, thể hiện tình cảm yêu thương, gắn bó giữa người thân, bạn bè, đồng nghiệp cũng như các mối quan hệ xã hội…
logo-img-8304-16422094312311736920030-1674173794.jpg

Xuất phát từ ý nghĩa đó, người ta sẽ dành cho nhau những món quà tặng, quà biếu dịp Tết thật ý nghĩa. Thông thường, những người bạn vẫn thường qua lại hỏi thăm nhau thỉnh thoảng vẫn dành tặng cho nhau những món quà huống hồ gì là dịp quan trọng như Tết.

Việc tặng quà thể hiện thành tâm và biểu lộ tấm chân tình của người tặng quà, tặng quà biếu dịp Tết rất được chú trọng bên cạnh tục lệ xông nhà ngày Tết. Đặc biệt, việc tặng biếu quà dịp Tết đi trước Tết còn là điều đáng quý, đáng trân trọng hơn rất nhiều. Tục lệ quà biếu dịp Tết là một mỹ tục của người Việt Nam đương nhiên là ngoại trừ những hành vi, động cơ hối lộ trục lợi thăng quan tiến chức của một số thành phần.

Quà biếu dịp Tết là việc con cái trở về hiếu kính ông bà cha mẹ, Học trò Tết thầy cô giáo, bệnh nhân Tết người thầy thuốc đã cứu chữa, là con dâu con rễ tết ba mẹ vợ ba mẹ chồng, là bạn bè, đồng nghiệp đi Tết lẫn nhau. Những món quà biếu Tết cốt chỉ xuất phát từ cái tâm của người biếu quà chứ không phải hình thức hay giá trị vật chất của những món quà. Ngày Tết, để thể hiện sự quan tâm, tấm chân tình của mình đối với những người mình yêu quý hoặc chịu ơn hay quý mến người ta thường hay mua sắm những món quà biếu dịp Tết để tặng, biếu. Tục lệ biếu quà ngày Tết rất phổ thông, mọi người đều có thể đi Tết nhau.

Món quà cho tục gửi Tết. Tục gửi Tết là tục mà con cháu đem các lễ vật tới cúng ở những nhà thờ tổ tiên của dòng họ hoặc các phòng thờ gia tiên trong nhà dịp Tết đó là tục gửi Tết. Trước Tết để thể hiện lòng thành kính của mình, con cháu trong gia đình, gia tộc sẽ cố gắng sắm sửa bàn thờ tổ tiên được kháng trang hơn với các vật phẩm thờ cúng gia tiên. Sau tục gửi quà Tết là tục biếu quà dịp Tết, đó có thể là một món quà nhỏ, món quà lớn tùy thuộc vào cái tâm và điều kiện của người tặng quà. Và còn phụ thuộc vào mối quan hệ của cả hai bên.

Quà biếu dịp Tết là những món quà nào?

Gà Trống: Tượng trưng cho những đức tính cao đẹp như Vũ (oai phong, lẫm liệt) nhân (luôn chia sẻ thức ăn cho đồng loại), tín (ngày nào cũng đúng giờ đó cất cao tiếng gáy). Khi tặng gà trống, quà biếu dịp Tết là một chú gà trống, người tặng quà hy vọng những điều tốt đẹp nhất đến cho cuộc sống. Thông thường thì những chàng rể sẽ hay đem gà trống làm quà biếu dịp Tết cho bố mẹ vợ thể hiện mình là người đứng đắn, đoàng hoàng là người chồng tốt xứng đáng với con gái của các cụ.

Tranh: Một trong những món quà tiếp theo thông dụng nhất của quà biếu dịp Tết là tranh ảnh. Trong dịp tết người ta thường tặng nhau những bức tranh dân gian hoặc tranh tứ cảnh (loại tranh tiêu biểu cho ngày Tết).Tranh tứ cảnh tặng trong ngày Tết với mong muốn một mùa Xuân tràn ngập không khí hạnh phúc và bình an đến mọi nhà.

Tặng cành mai, cành đào ngày Tết : Vào dịp Tết người ta cũng chuộng tặng nhau những cành mai, cành đào ngày Tết với mong muốn may mắn nở rộ. Cành đào còn có khả năng trừ tà và là biểu tượng của ngày Tết miền Bắc. Nếu như ai đó tặng cho bạn một cành mai nở rộ vào ngày Tết thì thật tuyệt vời.

Tặng bầu rượu, ấm trà ngày Tết: Người xưa thường có tục đựng rượu trong qua bầu và dùng bầu để uống rượu nên người ta hay thường biếu quà dịp tết cho nhau là những bầu rượu bằng chất liệu gốm sứ hoặc các bộ ấm chén uống trà.

Tặng bánh chưng, bánh Tét ngày Tết: Tục lệ gọi bánh chưng xanh ngày Tết đã trở thành truyền thống đẹp của người Việt, bánh chưng tượng trưng cho tình thân láng giềng, bạn bè gần xa. Bên cạnh đó, bánh chưng chủ yếu để dùng thờ cúng tổ tiên trời đất hy vọng một năm đầy no đủ.

Tặng chó: Trong dịp Tết, người ta tặng nhau những chú chó xinh xắn. Tiếng gâu gâu của chó nghe như “giàu giàu” nên người ta hy vọng tặng chó sẽ tặng luôn tài lộc cho gia chủ.

Quà biếu dịp Tết màu đỏ: Màu đỏ là màu của chiến thắng, hy vọng và màu đỏ là màu của Tết. Thấy đỏ là thấy Tết nên người ra chuộng tặng nhau bất cứ món quà gì liên quan đến màu đỏ. Màu đỏ có thể là màu của phong bao lì xì, màu đỏ của những giở quà bánh Tết, và một trong những món quà Tết cao cấp là đôi lục bình đỏ được nhiều người yêu thích.

Và đương nhiên, quà biếu dịp Tết cũng có những thứ không nên tặng và kiêng kỵ biếu tặng trong những ngày Tết như: đồng hồ (ngụ ý thời gian), mèo, mực (trù ẻo nghèo khổ và vận hạn đen đủi), dao kéo (mang theo điềm xui xẻo chết chóc).

Người Việt Nam có tục cẩn thận trong mọi hành động cư xử vào ngày Tết để mang lại sự tốt lành, chống bị giông suốt năm. Bên cạnh tục lệ tặng biếu quà dịp Tết thì người Việt còn rất nhiều tục lệ khác như: Tục lệ xông nhà đầu năm; Tục lệ gói bánh chưng bánh dày; Tục lệ thăm viếng ngày Tết…./.

Anh Tú TH