Trung Quốc đẩy mạnh phát triển công nghệ xanh trong lĩnh vực khai mỏ

Tại Trung Quốc, các chất thải công nghiệp giờ đây đã có thể đóng góp vào sứ mệnh bảo vệ môi trường quốc gia. Đó là thông điệp được đưa ra trong Hội nghị và Triển lãm Khai khoáng Trung Quốc lần thứ 23 diễn ra hôm 23/10 tại thành phố Thiên Tân, miền Bắc Trung Quốc.
photo-1-1559529641396270965712-1635090156.jpg
Trung Quốc đẩy mạnh phát triển công nghệ xanh trong lĩnh vực khai mỏ

Tại Hội nghị này, nhiều công ty khai thác đã chia sẻ kinh nghiệm giảm phát thải carbon.

Ở tỉnh Cát Lâm phía Đông Bắc Trung Quốc, hơn 70 hecta đất mặn và đất kiềm đã được chuyển đổi thành đất màu mỡ, có khả năng sản xuất 7.500 kg gạo/hecta nhờ sự hỗ trợ của quặng sắt. Xiong Hongqi, Phó Tổng Giám đốc công ty khai thác mỏ Ansteel Mining, cho biết: “Chúng tôi tận dụng tính chất vật lý và hoá học của quặng sắt để cải thiện chất lượng đất”.
Cũng tại Hội nghị này, một giàn khoan với kích thước khoảng 10 mét vuông là một trong những vật trưng bày thu hút sự chú ý của khách tham quan. So với các giàn khoan truyền thống đi kèm với diện tích hơn 100 mét vuông, chiếc giàn khoan độc đáo này có kích thước nhỏ và thân thiện với môi trường.
Zheng Bo, Phó Tổng Giám đốc công ty khai mỏ EGR (Zhuhai) Special, cho biết: "Các giàn khoan có kích thước nhỏ hơn sẽ ít gây hư hại đến thảm thực vật khi được vận hành trên mặt đất. Ngoài ra, kích thước nhỏ hơn cũng giúp quá trình vận chuyển diễn ra thuận tiện hơn khi thăm dò khoáng sản và không cần phải xây dựng đường”.
Bên cạnh đó, để cắt giảm lượng khí thải carbon, một số công ty đã tập trung vào quá trình khám phá năng lượng mới. Công ty TNHH Công nghệ năng lượng xanh Lvneng của Trung Quốc đã nỗ lực sử dụng năng lượng địa nhiệt để sưởi ấm vào mùa Đông.
Khác với công nghệ địa nhiệt truyền thống sử dụng kỹ thuật hút nước địa nhiệt từ 200 mét dưới lòng đất, công nghệ mới được Lvneng sử dụng sẽ cách bơm nước vào giếng kín hình chữ U với độ sâu thẳng đứng khoảng 2.500 mét và lấy nhiệt từ dưới lòng đất.
Zhang Jing, một kỹ sư của công ty, nói: "Chúng tôi không khai thác nước địa nhiệt từ lòng đất vì điều này không tốt cho môi trường nước ngầm. Chúng tôi bơm nước đường ống vào giếng hình chữ U để lấy nhiệt dưới lòng đất".
Ngoài ứng dụng địa nhiệt, nhiều công ty đã xây dựng các nhà máy điện Mặt Trời, điện gió và thủy điện tại các mỏ để thúc đẩy sự phát triển năng lượng mới.
Theo tài liệu về Tài nguyên Khoáng sản Trung Quốc năm 2021 do Bộ Tài nguyên nước này công bố, khoảng 41.600 hecta các điểm khai thác mỏ đã được cải tạo mới trên cả nước vào năm 2020.
Chen Jinghe, Giám đốc điều hành của công ty khai thác mỏ Zijin Mining, cho biết giảm phát thải carbon là xu hướng toàn cầu. Xu hướng này mang lại cả cơ hội và thách thức cho ngành khai thác mỏ. Trong bối cảnh đó, những đột phá lớn về công nghệ là một yêu cầu tất yếu để cắt giảm lượng khí thải carbon.