“Nông, Lâm trường 4.0” ?

Cách đây 34 năm trong Thế kỷ XX, Trung ương Đảng CSVN ban hành Nghị quyết số 10-NQ/TW, ngày 5/4/1988 (gọi tắt là Nghị quyết Khoán 10).
hinh-anh-canh-dong-lua-840x473-1645270809.jpg
Thời đại mới cần mô hình mới

Các hộ gia đình được thừa nhận kinh tế tự chủ. Nông dân được trao quyền sử dụng đất Nông nghiệp và mức khoán lâu dài. Kết quả Nghị quyết Khoán 10 đã đem lại thắng lợi và thành tựu to lớn trong sản xuất Nông nghiệp ở Nước ta.

Tuy nhiên sang Thế kỷ XXI, Việt Nam đã gia nhập Tổ chức Thương mại lớn nhất Thế giới - WTO, từ ngày 7/11/2006. Và bây giờ Thế giới (trong đó có Việt Nam) bước sang “Kỷ nguyên” mới - 4.0. Thế nên tôi cho rằng, Nghị quyết Khoán 10 đã không còn phù hợp. Điều này cũng là bình thường, ví như mùa Hè chúng ta mặc áo cộc tay, đến mùa Đông mặc áo bông vậy. Chả lẽ Đông rồi mà vẫn vận áo cộc tay sao đặng.

Do đó năm 2012, chúng ta đã thí điểm “Cánh đồng mẫu lớn” ở đồng bằng sông Cửu Long. Đến năm 2014 có “Cánh đồng mẫu lớn” ở các tỉnh phía Bắc như: Thanh Hóa, Nam Định và Thái Bình. Tổng cộng diện tích các Cánh đồng này cả trên 100.000 Ha. Cụ thể “Cánh đồng mẫu lớn” là dồn điền, đổi thửa, “tích tụ” ruộng đất Nông nghiệp khoán 10, thành các cánh đồng rộng lớn, để cơ khí hóa Nông nghiệp thuận lợi hơn…

Song, theo chủ quan tôi: mô hình “Cánh đồng mẫu lớn” vẫn còn bất cập, chưa phù hợp với WTO… Và nên chăng, chúng ta hãy tổ chức những “Nông trường 4.0”, trên cơ sở lợi dụng “Số hóa” trong Nông nghiệp. Đừng coi “Số hóa” là chuyện gì ghê gớm, cao siêu… Mà nó chỉ là “1 phương tiện, 1 công cụ” phục vụ, ứng dụng trong Nông nghiệp mà thôi.

images2946993-b-inh-th-hbon-l-ng-ch-gang-x-ph-an-huy-n-ak-p-ch-m-s-c-v-n-keo-nh-ng-c-minh-1645274879.jpg
Khi người dân làm chủ, rừng sẽ xanh trở lại

Trở lại những “Nông trường 4.0”, sẽ hoàn toàn khác những Nông trường Quốc doanh thời bao cấp. “Nông trường 4.0” tự chủ Kinh tế. Và được toàn quyền sử dụng cánh đồng từ cơ sở “mẫu lớn”. Đất Nông nghiệp rộng bao la, “thẳng cánh cò bay” sẽ tạo ra sản phẩm phục vụ chính những con người gắn bó với nó với cách làm mới hơn, cao hơn.

Đặc biệt, bà con các hộ gia đình Nông dân có đất ruộng, đất Nông nghiệp khoán 10, được huy động tham gia thành viên “Nông trường 4.0”, sẽ chỉ tiến hành bầu (theo nhiệm kỳ) 1 người tài giỏi, có phương án tối ưu làm Chủ nhiệm. Và người Chủ nhiệm sẽ tự quyết định người làm Phó Chủ nhiệm và các cộng sự, như tìm kiếm kỹ sư Nông nghiệp, kỹ sư Tin học…

Chủ nhiệm hoặc Giám đốc “Nông trường 4.0” được phép liên hệ trực tiếp với Chính quyền các cấp, Ngân hàng Agribank, Bộ Nông nghiệp & phát triển Nông thôn và các Bộ ngành hữu quan khác, trong việc hỗ trợ vay vốn, hỗ trợ khoa học kỹ thuật, chất lượng sản phẩm, bao tiêu (sản phẩm), xuất khẩu chính ngạch (kể cả tiểu ngạch) sản phẩm…

Và tất nhiên “vạn sự khởi đầu nan”, nên tôi kiến nghị cơ quan, tổ chức liên quan xem xét, triển khai, thực hiện các dự án “Nông trương 4.0” thí điểm kiểu mẫu hoàn hảo, với tinh thần chỉ đạo của Bộ Nông nghiệp & phát triển Nông thôn: “Thay đổi tư duy sản xuất Nông nghiệp, sang tư duy Kinh tế Nông nghiệp”. Đó chính là xu thế thời đại.

Ngoài ra về lĩnh vực Lâm nghiệp, cũng nên tổ chức, thành lập những “Lâm trường 4.0” tự chủ kinh tế, đóng thuế Nhà nước. “Lâm trường 4.0” tự chủ trồng cây rừng, tham gia bảo vệ tài nguyên môi trường, hạn chế lũ lụt... Đặc biệt là tự chủ bảo vệ rừng và khai thác rừng (theo kế hoạch dài hạn), sẽ góp phần giảm hẳn tệ nạn Lâm tặc vẫn đang hoành hành hiện nay. Và nếu những “Lâm trường 4.0” thành công, sẽ đúng nghĩa hơn với “Rừng Vàng” của Đất Nước chúng ta./.

Nguyễn Thành Lập