Sầu riêng xuất khẩu
Sầu riêng xuất khẩu đạt mốc hơn 1,32 tỷ USD, vẫn còn hiện tượng cắt trái non chạy theo số lượng
Sầu riêng xuất khẩu của Việt Nam trong 6 tháng năm 2024 đã tăng vọt khi đạt kỷ lục hơn 1,32 tỷ USD, tăng 44,4% so với cùng kỳ 2023. Cơ hội để kim ngạch xuất khẩu sầu riêng năm nay của Việt Nam khoảng trên 3 tỷ USD còn rộng mở. Tuy nhiên các chuyên gia cũng đưa ra nhiều nghi ngại khi vẫn còn tình trạng nhà vườn cắt sầu riêng non chạy theo số lượng.
Trung Quốc tăng tốc thu mua đẩy giá sầu riêng tăng vượt mốc 100 nghìn đồng/kg
Hiện giá sầu riêng thu mua tại kho đã trên 100 nghìn đồng/kg. Nguyên nhân khiến giá sầu riêng tăng mạnh trong chính vụ, theo các thương lái, vì Trung Quốc tăng mua. Để mua đủ hàng, họ đã điều chỉnh giá. Ngoài Trung Quốc, các thị trường khác như Nhật Bản, Hong Kong, Australia, Đài Loan cũng tăng mua sầu riêng Việt, tạo động lực cho giá tăng.
Trung Quốc đình chỉ nhập khẩu sầu riêng từ 33 nguồn của Việt Nam, lời cảnh tỉnh từ chất lượng trái cây vua
Trong tháng 6, Tổng cục Hải quan Trung Quốc đã đình chỉ nhập khẩu sầu riêng từ 33 nguồn của Việt Nam, bao gồm 18 vùng trồng sầu riêng và 15 nhà máy đóng gói, do phát hiện hàm lượng "kim loại nặng" quá mức trong loại quả này. Động thái này đã đặt ra vấn đề về chất lượng sầu riêng của Việt Nam trong bối cảnh vội vã giành thị phần tại thị trường lớn này.
'Thủ phủ' trái cây Đồng Nai thu hoạch rộ sầu riêng, nhà vườn phấn chấn vì được giá
Thành phố Long Khánh (tỉnh Đồng Nai) được ví như 'thủ phủ' trái cây, dịp này đang bước vào thu hoạch sầu riêng. Năm nay do ảnh hưởng thời tiết nên năng suất sầu riêng giảm, tuy nhiên do giá cả ổn định, đầu ra thuận lợi nên nhà vườn rất phấn khởi.
Sầu riêng năng suất giảm tới 50% nhà vườn vẫn thu lãi tiền tỷ
Nhờ áp dụng trồng theo hướng VietGAP, xây dựng sản phẩm OCOP và mã số vùng trồng nên sầu riêng của địa phương được người tiêu dùng đánh giá cao nhờ mẫu mã, chất lượng trái tốt. Dù năng suất giảm từ 20% đến 50% so với năm trước, nhưng nhiều nhà vườn vẫn thu lãi tiền tỷ.
Không phát hiện mẫu sầu riêng nào vượt ngưỡng cadimi như Trung Quốc cảnh báo
Thông tin từ Cục Bảo vệ thực vật cho biết không phát hiện mẫu sầu riêng nào vượt ngưỡng cadimi như Trung Quốc cảnh báo trước đó. Để có kết quả này, phía Cục đã kiểm tra kỹ lưỡng từ cả mẫu đất, nước, phân bón, vật tư, thuốc kích thích sinh trưởng, hóa chất xử lý sầu riêng. Cục Bảo vệ thực vật cũng cho biết sẽ tổ chức họp với cơ quan chức năng phía Trung Quốc; họp báo thông tin rộng rãi tới người dân, cơ quan chức năng trong nước.
Sầu riêng giá giảm, trái ít nhà vườn Tiền Giang lo thương lái tạm dừng mua
Hiện một số vùng sầu riêng ở Tiền Giang đã thu hoạch chính vụ. Tuy nhiên nhà vườn kém vui vì giá giảm mạnh và năng suất sầu riêng thấp. Do phải cạnh tranh với sầu riêng Thái Lan và Malaysia, cùng với thông tin sầu riêng bị nhiễm kim loại nặng trước đó khiến đơn vị thu mua e dè và khắt khe hơn trong mua hàng.
Rau quả xuất khẩu đạt kỷ lục 1,8 tỷ USD và nỗi lo giảm chất lượng vì hạn mặn
Lần đầu tiên, xuất khẩu rau quả của Việt Nam đạt và vượt 1 tỷ USD ngay trong những tháng đầu của năm. Đây chính là bước chạy đà quan trọng giúp ngành hàng này sẽ đạt kỷ lục mới trong xuất khẩu. Tuy nhiên, nhiều doanh nghiệp đối mặt với khó khăn do tác động của khô hạn, nhiễm mặn và vấn dề chất lượng rau quả.
Sầu riêng tiếp đà giảm, nhà vườn lên mạng tìm người mua, chuyên gia đưa ra cảnh báo
Do điều kiện thời tiết nắng nóng trong kỳ nghỉ 30/4 và 1/5 nên giá sầu riêng liên tục giảm. Có thời điểm giá sầu riêng tại vườn tụt dưới 60.000 đồng/kg, nhưng nhà vườn gặp khó khi tìm thương lái đến cắt. Chuyên gia cũng cảnh báo nhà vườn và doanh nghiệp cần chú trọng chất lượng sầu riêng.
'Thủ phủ' sầu riêng bất chợt đón cơn mưa giữa cao điểm hạn mặn, nhà vườn hồ hởi như nhận được vàng
Đang quay cuồng trong nắng nóng khô hạn làm đảo lộn sinh hoạt, đe dọa năng suất cây trồng, bất ngờ vào tối 28/4, tại "thủ phủ" sầu riêng xuất khẩu thị xã Cai Lậy (Tiền Giang) xuất hiện cơn mưa rào báo hiệu mùa mưa bắt đầu. Trận mưa kéo dài 30 phút khiến người dân phấn khởi vì sầu riêng thoát khô hạn.
Sầu riêng Thái Lan 'tung chiêu' mới kỳ vọng xuất khẩu 27 tỷ USD tăng cạnh tranh với sầu riêng Việt
Vụ sầu riêng năm 2024, Thái Lan kỳ vọng sẽ thu về 27 tỷ USD từ xuất khẩu. Vừa tập trung nâng cao chất lượng, Thái Lan còn đa dạng sản phẩm sầu riêng và hạ giá thành tạo áp lực cạnh tranh rất lớn với sầu riêng Việt Nam.
Sang giữa tháng 4 giá sầu riêng giảm một nửa do mất lợi thế 'một mình một chợ'
Những ngày qua, giá sầu riêng tại Việt Nam liên tục giảm sâu. Nhiều loại sầu riêng giá về dưới mức 100 nghìn đồng/kg, giảm một nửa so với hồi đầu tháng. Nguyên nhân được các chuyên gia nhận định là có thêm nguồn cung sầu riêng từ Thái Lan và Malaysia cùng với việc kiểm soát chất lượng chưa triệt để, làm ảnh hưởng tới thị trường xuất khẩu.
Sầu riêng bất ngờ lao dốc, nhà vườn vẫn vững tâm liên kết với doanh nghiệp
Sau Tết, do nguồn cung khan hiếm nên giá sầu riêng liên tục tăng cao. Tuy nhiên thời điểm này, tại các vùng trồng sầu riêng ở Tiền Giang giá bất ngờ giảm mạnh. Với mức giá hiện tại nhà vườn vẫn có lãi. Tuy vậy, vấn đề liên kết phát triển bền vững trái sầu riêng cần được đẩy mạnh.
Lần đầu tiên sầu riêng Việt Nam vượt Thái Lan tại thị trường Trung Quốc
Mặc dù mới xuất khẩu từ tháng 9/2022, nhưng sầu riêng Việt Nam đã khẳng định được chất lượng sản phẩm và nhanh chóng tăng thị phần tại Trung Quốc. Đặc biệt, trong quý 1/2024, kim ngạch xuất khẩu sầu riêng tăng 66% so với cùng kỳ năm trước, Việt Nam đã vượt qua Thái Lan để vươn lên vị trí số 1 về xuất khẩu sầu riêng vào thị trường tỷ dân này.
Ngăn mặn, trữ nước ngọt khẩn trương ứng cứu 20.000ha sầu riêng xuất khẩu ở Tiền Giang
Tiền Giang đang đề ra nhiều giải pháp tích cực, chủ động phòng chống hạn hán và xâm nhập mặn, đảm bảo nguồn nước tưới tiêu, bảo vệ các vùng trồng chuyên canh cây ăn quả đặc sản của tỉnh; trong đó, có trên 20.000 ha sầu riêng xuất khẩu tại các huyện, thị vùng kiểm soát lũ phía Tây.
Nâng tầm trái sầu riêng nhờ canh tác công nghệ và chế biến sâu
Là tỉnh có diện tích sầu riêng đứng thứ 2 khu vực Đông Nam bộ, Bình Phước đã có nhiều nỗ lực nâng cao chất lượng loại trái cây vua này. Hầu hết các nhà vườn sầu riêng nơi đây đã chủ động thay đổi phương thức sản xuất, đẩy mạnh đầu tư công nghệ, áp dụng các tiến bộ khoa học - kỹ thuật canh tác bền vững theo hướng VietGAP, GlobalGAP.
Xuất khẩu sầu riêng mọi ngả đường đổ về Trung Quốc và lộ trình tăng sức cạnh tranh
Từ khi được xuất khẩu chính ngạch sang Trung Quốc, sầu riêng Việt Nam đã khẳng định lợi thế và tăng tốc mở rộng thị phần. Không dừng lại ở 2,03 tỷ USD trong năm 2023, sầu riêng Việt dự báo sẽ tiếp tục bứt phá. Tuy nhiên, áp lực cạnh tranh của trái sầu riêng tại thị trường tỷ dân ngày càng khốc liệt.
Sau tết sầu riêng chạm mốc 200 nghìn đồng/kg, kỳ vọng bứt tốc xuất khẩu
Ngay từ những ngày đầu năm 2024, sầu riêng Việt Nam tiếp tục tạo cơn sốt. Đặc biệt trong dịp tết Nguyên đán, giá sầu riêng liên tục tăng cao do nhu cầu thị trường Trung Quốc rất lớn. Hiện tại Việt Nam đã có trên 700 vùng trồng sầu riêng được xuất khẩu sang Trung Quốc đây là điều kiện quan trọng để trái cây vua tiếp tục bùng nổ xuất khẩu trong năm 2024.
Bán trên 500 nghìn tấn sầu riêng, Việt Nam làm gì để tiếp tục chiếm lĩnh thị trường khổng lồ Trung Quốc?
Trung Quốc là thị trường tiêu thụ sầu riêng khổng lồ. Chỉ trong năm 2023, Việt Nam đã xuất khẩu sang thị trường này khoảng 524.000 tấn, tăng gấp 11 lần năm 2023. Người trồng sầu riêng kỳ vọng sẽ tiếp tục bứt phá loại trái cây đặc sản này trong năm 2024.