Sở hữu trí tuệ vấn đề của thời đại

Giáo sư Thomas G. Field Jr. đã giúp thành lập Trung tâm Luật Franklin Pierce ở New Hampshire năm 1973. Ông dành nhiều kiến thức của mình trong lĩnh vực sở hữu trí tuệ cho sinh viên theo học từ xa ở nước ngoài. Vấn đề không mới nhưng luôn là thời sự.
cac-loai-hinh-tai-san-tri-tue-t-1639445202.jpg
Minh họa

Cho dù những công ước đầu tiên bảo vệ quyền sở hữu trí tuệ - Công ước Paris về bảo vệ quyền sở hữu công nghiệp và Công ước Berne bảo vệ các tác phẩm văn học và nghệ thuật - đã được ký kết từ những năm 1880 nhưng sự phối hợp giữa các nước trong việc bảo vệ quyền sở hữu trí tuệ cho tới nay vẫn chưa đầy đủ.

Vấn đề quyền sở hữu trí tuệ lần đầu tiên được đưa ra thảo luận tại các Vòng đàm phán Uruguay của GATT (Hiệp định chung về Thuế quan và Mậu dịch) từ năm 1986 đến 1993 với Hiệp định về Quyền sở hữu trí tuệ liên quan tới thương mại (TRIPS). Hiệp định TRIPS yêu cầu các nước tham gia ký kết tạo điều kiện thuận lợi hơn cho công dân nước mình và công dân nước khác trong việc nắm bắt và thực thi quyền sở hữu trí tuệ cho dù Hiệp định này không quy định về tên miền như đã nêu ở trên.

Các quốc gia ký kết Hiệp định TRIPS cần phải biết rằng nếu luật sở hữu trí tuệ của họ, trên văn bản, có vẻ như ủng hộ phát minh và bảo vệ sở hữu trí tuệ nhưng trên thực tế lại không như vậy thì họ sẽ chẳng thu được gì ngoài những lời chỉ trích giễu cợt. Ngược lại, những biện pháp ít tốn kém nhằm đảm bảo, chuyển giao và thực thi quyền sở hữu trí tuệ sẽ thúc đẩy được phát triển văn hóa, nâng cao mức sống và cải thiện an sinh và y tế cộng đồng.

Mặc dù việc thực thi hiệu quả quyền sở hữu trí tuệ chủ yếu đã đem lại những kết quả kinh tế quan trọng nhưng nó cũng giúp đạt được một số những mục tiêu xã hội khác. Bằng cách tạo ra cơ hội cho các công ty dược phẩm bù đắp những khoản đầu tư trong nghiên cứu, việc thực thi quyền sở hữu trí tuệ có thể giúp loại bỏ những nguy cơ về các loại bệnh hiểm nghèo.

Ngoài việc thúc đẩy phát minh ra các công nghệ mới thì luật về nhãn hiệu và bằng sáng chế còn giúp ngăn chặn những tác hại nghiệm trọng do nạn hàng giả gây ra. Chẳng hạn như những người chủ tâm đánh tráo các sản phẩm y tế bằng cách gắn nhãn mác giả có thể không màng tới việc những sản phẩm y tế đó không có tác dụng hay thậm chí có hại cho người sử dụng không hề mảy may nghi ngờ chất lượng của dược phẩm.

Nền văn hóa của các quốc gia cũng bị đe dọa. Những tác phẩm của các họa sỹ, nhà văn, nhạc sỹ và những người sáng tác khác thường được hỗ trợ bằng những cách tương đối độc lập với nhu cầu vốn rủi ro của cá nhân. Tuy nhiên, dù việc này có thực đi chăng nữa thì những tác phẩm này cũng thường không thể cạnh tranh nổi trước việc mua bán bất hợp pháp những bản nhạc, bộ phim hoặc sách báo một cách rẻ mạt hay miễn phí có xuất xứ từ nước ngoài. Những tác phẩm này sẽ có giá bán cao hơn rất nhiều nếu bản quyền đối với những tác phẩm nói trên được thực thi.

Những ai trên khắp thế giới quan tâm tới việc gìn giữ và phát triển văn hóa cũng như là vấn đề nâng cao chăm sóc y tế và phát triển kinh tế đều nên hiểu rằng việc bảo hộ sở hữu trí tuệ sẽ giúp đạt được những mục tiêu trên như thế nào./.