Quốc gia đầu tiên áp dụng biện pháp kiểm dịch bắt buộc đối với bệnh đậu mùa khỉ

Bỉ trở thành quốc gia đầu tiên áp dụng biện pháp kiểm dịch bắt buộc đối với bệnh đậu mùa khỉ khi các ca bệnh toàn cầu gia tăng.
ezgifcom-gif-maker-1653362994.jpg
Các tổn thương giống như bệnh đậu mùa ở khỉ xuất hiện trên tay và chân của một em bé ở Bondua, Liberia (1971).

Bỉ đã trở thành quốc gia đầu tiên áp dụng chế độ cách ly 21 ngày bắt buộc đối với bệnh nhân mắc bệnh đậu mùa khỉ khi các ca bệnh (thường là bệnh đặc hữu ở châu Phi) lan rộng trên toàn cầu.

Các cơ quan y tế ở Bỉ đã bắt đầu áp dụng các biện pháp cách ly vào thứ Sáu tuần trước, sau khi nước này báo cáo trường hợp thứ ba nhiễm vi rút. Tính đến hôm thứ Hai (23/5), Bỉ đã ghi nhận 4 trường hợp ở các địa phương mắc bệnh; trên thế giới đã ghi nhận hiện khoảng 100 ca.

Các biện pháp bắt buộc của Bỉ chỉ áp dụng cho những bệnh nhân đã được xác nhận nhiễm trùng. Những người tiếp xúc gần không bắt buộc phải cách ly nhưng được khuyến khích giữ cảnh giác cao độ. “Những người bị nhiễm sẽ phải cách ly cho đến khi được chữa khỏi hoàn toàn,” một phiên bản thông báo của Chính phủ cho biết.

Trong khi đó, Vương quốc Anh cho biết những người có nguy cơ mắc bệnh cao nên tự cách ly trong 21 ngày. Điều đó có nghĩa bao gồm những người đã tiếp xúc trong gia đình hoặc các chuyên gia y tế có thể đã tiếp xúc với một bệnh nhân bị nhiễm bệnh.

Bệnh đậu mùa khỉ là gì?

Bệnh đậu mùa khỉ là một bệnh hiếm gặp do vi rút đậu mùa khỉ gây ra với các triệu chứng bao gồm phát ban, sốt, đau đầu, đau cơ, sưng tấy và đau lưng.

Mặc dù thường ít nghiêm trọng hơn bệnh đậu mùa khác, các chuyên gia y tế đang ngày càng lo ngại về nguồn gốc của đợt bùng phát gần đây, bắt đầu từ đầu tháng 5, ở các quốc gia ngoài Trung và Tây Phi.

Các cơ quan y tế, bao gồm Trung tâm Kiểm soát Dịch bệnh và nhiễm trùng Hoa Kỳ và Cơ quan An ninh Y tế của Vương quốc Anh, cho biết họ đã ghi nhận sự gia tăng ca nhiễm từ việc nam giới quan hệ tình dục đồng giới, đồng thời kêu gọi những người đồng tính nam và song tính nói riêng cần chú ý đến tất cả dấu hiệu phát ban hoặc tổn thương bất thường.

Tính đến thứ Bảy tuần trước, Tổ chức Y tế Thế giới báo cáo có 92 trường hợp ở 12 quốc gia, và 28 trường hợp nghi ngờ đang được theo dõi. Hoa Kỳ, Anh, Canada, Úc, Đức, Pháp, Ý, Tây Ban Nha, Thụy Điển, Bỉ, Bồ Đào Nha và Hà Lan là những nước ghi nhận người bệnh mắc bệnh đậu mùa khỉ.

“Các cuộc điều tra dịch tễ đang được tiến hành, tuy nhiên, các trường hợp được báo cáo cho đến nay vẫn chưa có liên kết đến các khu vực lưu hành bệnh”, WHO cho biết trong một tuyên bố đăng trên trang web của mình hôm thứ Bảy.

Nhiều trường hợp đậu mùa khỉ hơn

Sự gia tăng các ca bệnh trong cộng đồng gần đây, đặc biệt là ở các khu vực thành thị, đang làm dấy lên lo ngại về một đợt bùng phát rộng hơn.

Seth Berkley, Giám đốc điều hành của liên minh vắc xin toàn cầu Gavi, nói rằng: “Để nó xuất hiện ngay bây giờ - hơn 100 trường hợp ở 12 quốc gia khác nhau mà không có mối liên hệ rõ ràng - có nghĩa là chúng tôi phải tìm ra chính xác điều gì đang xảy ra. Sự thật là chúng tôi không biết đó là gì và do đó nó sẽ nghiêm trọng như thế nào. Nhưng có khả năng sẽ tiếp tục xuất hiện nhiều trường hợp hơn."

Hầu hết các trường hợp mắc bệnh đậu mùa khỉ đều nhẹ và thường khỏi bệnh trong vòng 2-4 tuần. Vắc xin đậu mùa đã được chứng minh hiệu quả tới 85% trong việc ngăn ngừa nhiễm trùng, và một số quốc gia đã bắt đầu dự trữ liều lượng vắc xin.

Berkley cảnh báo rằng đợt bùng phát mới, xảy ra ngay cả khi đại dịch Covid-19 vẫn chưa kết thúc, là lời cảnh báo cho các nhà chức trách để họ đầu tư nhiều nguồn lực hơn vào việc chữa trị các bệnh truyền nhiễm. Ông đã phát biểu tại Diễn đàn Kinh tế Thế giới ở Davos, Thụy Sĩ, nơi các chính trị gia và nhà kinh doanh tụ họp trong tuần này để thảo luận về các vấn đề toàn cầu quan trọng, bao gồm cả việc chuẩn bị cho đại dịch.

“Về mặt tiến hóa, điều này chắc chắn rằng chúng ta sẽ còn chứng kiến ​​nhiều đợt bùng phát hơn,” ông nói. “Đó là lý do tại sao việc chuẩn bị cho đại dịch lại rất quan trọng. Hãy nhìn vào những gì nó có thể làm về mặt kinh tế khi thế giới bị đại dịch tấn công.”