Giá tiêu hôm nay 17/7: Giá tiêu hôm nay dao động từ 66.500-69.500 đồng/kg

Theo ghi nhận thông tin tiêu dùng xanh hôm nay (ngày 17/7), giá tiêu hôm nay thu mua trong khoảng 66.500 - 69.500 đồng/kg. Trái với tình trạng ảm đạm trong nước, giá tiêu đen và tiêu trắng xuất khẩu của Việt Nam vẫn được Cộng đồng Hồ tiêu quốc tế niêm yết ổn định từ đầu tháng.

Theo khảo sát, giá tiêu hôm nay tại thị trường trong nước giảm nhẹ ở một số địa phương, giao dịch từ 66.500 – 69.500 đ/kg.

Cụ thể, giá tiêu hôm nay tại Gia Lai, Đồng Nai, thấp nhất thị trường khi ở mức 66.500 đ/kg.

Giá tiêu hôm nay tại các tỉnh Đắk Nông, Đắk Lắk (67.500 đ/kg); Bình Phước (68.500 đ/kg) và Bà Rịa - Vũng Tàu ở ngưỡng cao nhất là 69.500 đ/kg.

Như vậy sau các đợt giảm liên tiếp, giá tiêu trong nước đã chính thức mất mốc 70.000 đồng/kg, trong bối cảnh lạm phát toàn cầu tăng cao đã ảnh hưởng tiêu cực đến các thị trường hàng hóa nói chung, hồ tiêu nói riêng.

Trái với tình trạng ảm đạm trong nước, tín hiệu tích cực khi giá tiêu đen và tiêu trắng xuất khẩu của Việt Nam vẫn được Cộng đồng Hồ tiêu quốc tế niêm yết ổn định từ đầu tháng.

Theo đó, tiêu đen xuất khẩu loại 500g/l ở mức 3.650 USD/tấn, loại 550g/l ở mức 3.900 USD/tấn, tiêu trắng 5.700 USD/tấn. Một tín hiệu tích cực khác các nhà nhập khẩu vẫn còn chờ đợi mà chưa dám mua vào để bổ sung nguồn dự trữ đang sụt giảm đáng kể.

794f81871098bdfc54550d8c6ac145c8-1658016792.jpg
Giá tiêu hôm nay 17/7: Giá tiêu dao động từ 66.500 - 69.500 đồng/kg. Ảnh minh hoạ.

Cũng theo Cộng đồng Hồ tiêu quốc tế đánh giá, thị trường tuần này cho thấy triển vọng tiêu cực, không có quốc gia nào được báo cáo với mức tăng. Do đồng Rupee của Ấn Độ suy yếu so với USD, ghi nhận mức giảm giá 1%, nên giá tiêu quốc gia này phản ứng tiêu cực trong 2 tuần qua.

Giá tiêu Indonesia, Malaisia ổn định và không thay đổi. Trong khi đó với những diễn biến chính trị bất ổn trong nước, sau 2 tuần tăng giá tiêu Sri Lanka đã chững lại.

Trong những tháng đầu năm nay, nhập khẩu hồ tiêu của Mỹ và EU tiếp tục tăng bất chấp lạm phát cao nhất trong nhiều năm và doanh số bán lẻ ghi nhận sự sụt giảm do người tiêu dùng cắt giảm chi tiêu.

Điều này cho thấy nhu cầu hồ tiêu tại hai thị trường tiêu dùng hàng đầu thế giới này vẫn không hề suy giảm trước các biến động từ ngoại lực.

Hạt tiêu đen là một trong những mặt hàng có vai trò quan trọng trong tăng trưởng kinh tế của Indonesia, góp phần tạo ra ngoại tệ và nâng cao thu nhập của người dân, theo Antara News.


Với tư cách là Special Mission Vehicle của Bộ Tài chính Indonesia, Viện Tài trợ Xuất khẩu (LPEI) của Ngân hàng Eximbank Indonesia (IEB) cũng tham gia hỗ trợ trong việc thúc đẩy xuất khẩu tiêu đen.

Điều này được thực thông qua một loạt dịch vụ tư vấn các chương trình dành cho ngành, trong đó có việc khánh thành Chương trình Làng Giao lưu Ngoại hối Hạt tiêu đen.

Dựa trên dữ liệu về các nhà xuất khẩu tiêu đen của Indonesia vào năm 2020, tỉnh Lampung là tỉnh đóng góp lớn nhất cho xuất khẩu tiêu đen của Indonesia, với ước tính 58,33% tổng giá trị xuất khẩu tiêu đen của Indonesia.

Do đó, LPEI coi tỉnh Lampung là một khu vực tiềm năng để tăng năng lực xuất khẩu thông qua Chương trình Làng Ngoại hối Cụm Hạt Tiêu Đen hiện đang được thực hiện với Bộ Công nghiệp nước này.

Anh Vân (t/h)