Quang Trung và cuộc hành quân không tưởng của 100.000 nghĩa sỹ Tây Sơn

Chiến thắng Ngọc Hồi - Đống Đa năm 1789 của người anh hùng áo vải Quang Trung - Nguyễn Huệ đã ghi dấu ấn đậm nét nghệ thuật quân sự Việt Nam với cuộc hành quân thần tốc mà đến nay vẫn chưa ai có thể giải thích thuyết phục.
canh-tay-phai-cua-vua-quang-trung-va-doi-tuong-binh-co-mot-khong-hai-631-1571676342-width660height510-1641171404.jpg
lực lượng tượng binh mang lại ưu thế vô cùng lớn cho nghĩa quân Tây Sơn

Bởi từ khi lên ngôi Hoàng Đế (22/12/1788 - Âm lịch là 25/11) vua Quang Trung và nghĩa quân Tây Sơn đã tức tốc hành quân ra Bắc và nó như ngôn ngữ xô bồ của thanh niên bây giờ, cho quân Thanh "ăn hành" cùng món tráng miệng "chim cút, xôi xéo" về nước chỉ trong vỏn vẹn có 40 ngày.

40 ngày đường (cả thời gian đánh giặc) với quãng đường 1200 dặm từ Huế ra Thăng Long, vua Quang Trung không chỉ khiến giới sử gia quân sự phải tranh luận đến tận ngày nay cũng chưa ngã ngũ, mà còn khiến giới "phượt thủ" trong nước ngày nay phải hâm mộ vì chiến tích kỳ lạ này của ông.

Theo như một số nghiên cứu, thì để lập nên tốc độ mà nhiều tay đua công thức 1 cũng phải xếp hàng chờ để học hỏi bí quyết, nghĩa quân Tây Sơn và lực lượng voi chiến, ngựa chiến phải bí mật thần tốc và đi bình thường 48km/ngày suốt 40 ngày đêm không mệt mỏi. Tổ chức, hậu cần, tác chiến… tất cả đều hoàn hảo.

Xung quanh cuộc hành quân này, một số sách sử triều Lê đã ghi lại: Vua Quang Trung đã bày cho quân lính cứ 3 người một tốp, thay phiên cáng nhau đi, thành ra cuộc hành quân dài không phải dừng mà ai nấy đều được nghỉ, do đó quân Tây Sơn hành quân cực kỳ thần tốc. Tuy nhiên, thật cụ thể chưa ai giải mã một cách thật khoa học, chỉ biết đánh giá: kỳ diệu, thần diệu./.