Những nhà đầu tư "siêu giàu" khu vực châu Á - Thái Bình Dương điều chỉnh chiến lược đầu tư

Theo đó, khoảng 68% nhà đầu tư tại châu Á-Thái Bình Dương đã thay đổi hoặc thiết kế lại danh mục đầu tư của mình cho phù hợp hơn với điều kiện thị trường hiện nay.

Theo khảo sát mới do Ngân hàng tư nhân Thụy Sỹ Lombard Odier công bố mới đây cho thấy các nhà đầu tư siêu giàu tại châu Á - Thái Bình Dương đang dần từ bỏ chiến lược đầu tư theo cách tiếp cận "chờ đợi" mà đã áp dụng khi đại dịch COVID-19 bắt đầu.

Cuộc khảo sát được thực hiện với 450 nhà đầu tư giàu có trong khu vực, được xác định là những người có tài sản có thể đầu tư tối thiểu 1 triệu USD ở châu Á-Thái Bình Dương, đã tiết lộ mối quan tâm hàng đầu của mình, bao gồm cách quản lý sự biến động thị trường hiện nay và rủi ro địa chính trị, cũng như cách đa dạng hóa danh mục đầu tư tốt hơn để giảm thiểu những rủi ro này.

Theo đó, cuộc khảo sát 2022 HNWI (High net-worth Individuals) Study APAC cho thấy nhà đầu tư gia tăng sự quan tâm tới lạm phát, mức độ biến động thị trường thời gian gần đây và căng thẳng địa chính trị. Bên cạnh đó, họ cũng chủ động tìm kiếm các phương án đa dạng hóa danh mục đầu tư để giảm thiểu tác động từ những rủi ro nói trên.

Sự quan tâm dành cho các chiến lược phòng hộ liên tục gia tăng kể từ sau khi kết quả cuộc khảo sát 2020 được công bố, Lombard Odier cho biết.

Tác động từ lạm phát cao

Hiện, có khoảng 68% nhà đầu tư tại Singapore, Khu hành chính đặc biệt Hong Kong (Trung Quốc), Nhật Bản, Thái Lan, Philippines, Indonesia, vùng lãnh thổ Đài Loan (Trung Quốc) và Australia đã thay đổi hoặc thiết kế lại danh mục đầu tư của mình cho phù hợp hơn với điều kiện thị trường hiện nay.

Khoảng 68% nhà đầu tư tại Singapore, Nhật Bản, Thái Lan, Philippines, Indonesia, Australia, Hong Kong và Đài Loan (Trung Quốc) đã điều chỉnh lại danh mục đầu tư nhằm giảm thiểu tác động từ các điều kiện thị trường lúc này.

77% những người tham gia khảo sát cho biết lạm phát và rủi ro suy thoái chính là vấn đề nhức nhối nhất. Nhà đầu tư tới từ Singapore tỏ ra lo lắng nhất về chủ đề này.

Kết quả khảo sát cho thấy, ngay cả Nhật Bản, nơi lạm phát duy trì ở ngưỡng gần 0% trong hơn ba thập kỷ, cũng đang đối diện với áp lực lạm phát, và 69% nhà đầu tư tham gia quan ngại về điều đó. Định hướng chính sách tiền tệ của Ngân hàng trung ương Nhật Bản (BoJ) trong thời gian tới vẫn là một dấu hỏi lớn, nhưng 1/3 nhà đầu tư xứ sở mặt trời mọc tham gia khảo sát HNWI dự báo BoJ sẽ bắt đầu siết chính sách tiền tệ trong 12 tháng tới.

cach-tieu-tien-cua-ban-than-1663041757.png
Ảnh minh hoạ.

Lãi suất có thể tăng?

Cũng theo khảo sát trên, các nhà đầu tư giàu có tại khu vực châu Á-Thái Bình Dương thường ít lo ngại về việc lãi suất có thể tăng, chủ yếu là vì họ cho rằng các chính phủ sẽ thận trọng không tăng lãi suất đến mức có thể làm tổn hại đến tăng trưởng kinh tế.

Tuy nhiên, các nhà đầu tư Australia và Indonesia không chắc chắn như vậy. Phần lớn những người được khảo sát ở những quốc gia đó, khoảng 70%, nói rằng lãi suất cao hơn là một "nỗi lo lớn".

Rủi ro địa chính trị

Ngoài vấn đề lãi suất, các nhà đầu tư ở Philippines cũng bày tỏ sự lo ngại về bất ổn địa chính trị, trong khi những nhà đầu tư ở Hong Kong và Singapore cũng cho rằng căng thẳng địa chính trị là một trong những rủi ro hàng đầu trong 12 tháng tới.

Những nhà đầu tư này quan ngại về tác động của rủi ro địa chính trị và xung đột về lợi nhuận trên các khoản đầu tư của họ, trong đó nhiều người dự đoán lợi nhuận thấp hơn trong tương lai. Họ cũng lo ngại có thể bỏ lỡ các cơ hội trong thời gian biến động này.

Nhiều nhà đầu tư Hong Kong và Nhật Bản đã đặt câu hỏi về tính hiệu quả của các chiến lược đa dạng hóa hiện tại trong bối cảnh "giá cổ phiếu giảm, chênh lệch tín dụng mở rộng và lãi suất dài hạn cao" đã tác động tiêu cực đến danh mục đầu tư.

Xu hướng đầu tư mới

Trong quá trình tìm kiếm giải pháp giảm thiểu tác động tiêu cực tới danh mục, hai xu hướng đầu tư mới đã xuất hiện.

Giới đầu tư siêu giàu tại khu vực Châu Á - Thái Bình Dương trở nên thận trọng hơn. Họ có xu hướng rời bỏ các loại hình tài sản truyền thống, ví dụ như chứng khoán và trái phiếu, để chuyển sang đầu tư vào chính các công ty của riêng họ, theo kết quả khảo sát. Họ cũng đổ tiền vào một số loại hình tài sản an toàn như vàng và tiền mặt hoặc chuyển hướng sang các quỹ đầu tư tư nhân, bất động sản hoặc cơ sở hạ tầng.

Bên cạnh đó, một số nhà đầu tư tìm kiếm cơ hội tại các thị trường nước ngoài. Đa dạng thị trường trong danh mục đầu tư là cách mà nhà đầu tư tới từ Nhật Bản và Indonesia đang áp dụng.

“Ngay cả khi Covid-19 tác động lên nền kinh tế toàn cầu, lợi nhuận thu về từ các thị trường vẫn có sự khác biệt lớn”, Chuyên gia phân tích Aboulker tới từ Lombard Odier nhận định.

Thi Nguyên (t/h)