Quảng cáo #128

Phú Thọ:

Huyện Phù Ninh dồn lực phát triển toàn diện kinh tế giai đoạn 2020 – 2025

Thực hiện Nghị quyết số 13-NQ/HU ngày 08/01/2020 của Ban Thường vụ Huyện ủy Phù Ninh (Phú Thọ) về phát triển sản xuất nông, lâm nghiệp, thủy sản, Huyện đã tập trung chỉ đạo sản xuất theo chương trình, kế hoạch cụ thể, chú trọng phát triển các vùng sản xuất hàng hóa tập trung, quy mô lớn đối với các cây trồng, vật nuôi có lợi thế; tổ chức sản xuất theo hướng liên kết chặt chẽ giữa các khâu trong chuỗi giá trị; khuyến khích phát triển nông nghiệp an toàn, bền vững.
phu-ninh1-1730388380.jpg
 Huyện Phù Ninh ngày càng khang trang và hiện đại.

Thống nhất cao trong cán bộ, đảng viên và sự đồng thuận trong nhân dân

Sau khi Nghị quyết số 13-NQ/HU ngày 08/01/2020 của Ban Thường vụ Huyện ủy Phù Ninh về phát triển sản xuất nông, lâm nghiệp, thủy sản huyện Phù Ninh, giai đoạn 2020 - 2025 (Nghị quyết 13) được ban hành, Huyện ủy đã chỉ đạo, các chi, đảng bộ trực thuộc Huyện ủy tổ chức học tập, quán triệt Nghị quyết tới toàn thể cán bộ, đảng viên và tuyên truyền sâu rộng đến nhân dân để tổ chức triển khai thực hiện đảm bảo đồng bộ, nghiêm túc. Tỷ lệ đảng viên tham gia học tập đạt 98,6%. Đảng ủy các xã, thị trấn đã có sự quan tâm chỉ đạo công tác phối hợp của UBND xã, Ủy ban Mặt trận Tổ quốc, các tổ chức chính trị - xã hội xã, khu dân cư đẩy mạnh công tác tuyên truyền, phổ biến Nghị quyết 13 trên địa bàn.

Đặc biệt, tại Đại hội Đảng bộ huyện làn thứ XXIX, nhiệm kỳ 2020 - 2025 và các kỳ họp đầu nhiệm kỳ 2021 - 2026 của HĐND huyện và các xã, thị trấn đã đưa các chỉ tiêu phát triển kinh tế về nông, lâm nghiệp, thủy sản của địa phương theo tinh thần Nghị quyết 13 của Huyện ủy vào chương trình, kế hoạch, cụ thể hóa để tổ chức thực hiện. Qua việc triển khai, học tập, tuyên truyền, quán triệt nghị quyết, góp phần nâng cao nhận thức, trách nhiệm của các cấp ủy đảng, chính quyền, MTTQ, các tổ chức chính trị - xã hội trong toàn huyện về vị trí, vai trò, tầm quan trọng và những chủ trương, giải pháp nêu trong Nghị quyết. Từ đó, tạo sự thống nhất cao trong cán bộ, đảng viên và sự đồng thuận trong nhân dân, tin tưởng vào đường lối của Đảng và chính sách của Nhà nước.

Liên kết chuỗi giá trị, khuyến khích phát triển nông nghiệp an toàn, bền vững

Hằng năm, UBND huyện giao chỉ tiêu Kế hoạch nhà nước về lĩnh vực nông nghiệp; hướng dẫn các xã, thị trấn thành lập Ban chỉ đạo thực hiện Nghị quyết, kế hoạch; Xây dựng chương trình, kế hoạch cụ thể và tổ chức tuyên truyền, triển khai, thực hiện ở địa phương vận động nhân dân phá bỏ diện tích rừng bạch đàn chồi, kém hiệu quả chuyển sang trồng cây gỗ lớn, cây nông nghiệp, cây ăn quả (cây hồng Gia Thanh - cây ăn quả đặc sản, thế mạnh của địa phương đã có  thương hiệu); tạo lập vùng sản xuất có quy mô lớn và khối lượng sản phẩm hàng hóa, tăng sức cạnh tranh trên thị trường, góp phần nâng cao thu nhập, chất lượng cuộc sống người nông dân.

Trong những năm gần đây, diện tích sản xuất nông nghiệp bị thu hẹp do tác động của việc thực hiện các dự án phi nông nghiệp, tuy nhiên, do được tiếp cận, áp dụng các tiến bộ kỹ thuật mới (quy trình kỹ thuật, giống, phân bón,...), trình độ thâm canh cây lúa, cây ngô của bà con được nâng lên, làm cho năng suất cây trồng được tăng lên đáng kể. Bên cạnh đó, việc chuyển đổi cơ cấu cây trồng trên những chân vàn cao cũng được áp dụng, diện tích cây ngô đã vượt kế hoạch đề ra.Trong 5 năm, toàn huyện đã trồng được 505.000 cây phân tán, trung bình 101.000 cây/năm, bằng 337% so NQ (mục tiêu NQ 30.000 cây/năm); trồng rừng sau khai thác được 498,9 ha, tập trung ở các xã phía Bắc huyện, đạt 111% so KH. Trong đó, diện tích trồng rừng gỗ lớn theo chương trình hỗ trợ của tỉnh là 114 ha.

Phát triển nông nghiệp cận đô thị đã lập quy hoạch vùng sản xuất nông nghiệp công nghệ cao ở các xã An Đạo, Bình Phú; Tập trung vào một số loại cây có giá trị như cây hoa (xã Tiên Du), cây cảnh (Phú Lộc, Phù Ninh, thị trấn Phong Châu); Rau an toàn: Măng tây, dưa lưới, cà chua, cải bắp, xu hào, dưa chuột bao tử, ngô nếp chất lượng cao, ngô ngọt thực phẩm (Tiên Du, An Đạo).

Thực hiện Chương trình mỗi xã một sản phẩm (OCOP), có 4 sản phẩm được tỉnh công nhận đạt 3 sao; 02 sản phẩm đạt 4 sao. Xây dựng và phát triển Nhãn hiệu tập thể quả Hồng không hạt Gia Thanh, Cá thính Tử Đà, đã được Cục Sở hữu trí tuệ công nhận, đang xây dựng Nhãn hiệu chứng nhận bánh sắn “Phong Châu” đề nghị Cục Sở hữu trí tuệ công nhận.

Việc xây dựng, thực hiện và quản lý nhãn hiệu gắn với khai thác các lợi thế của địa phương không chỉ giúp bảo đảm chất lượng, tiêu chuẩn của sản phẩm đối với người tiêu dùng và thị trường tiêu thụ, mà còn giúp bảo tồn, phát triển sản xuất kinh doanh, tạo thêm cơ hội việc làm và tăng thu nhập cho người sản xuất, kinh doanh sản phẩm. Nghị quyết số 13-NQ/HU ngày 08/01/2020 của BTV Huyện ủy ra đời trong điều kiện Tỉnh ủy, HĐND, UBND tỉnh có nhiều chính sách hỗ trợ phát triển sản xuất nông nghiệp.

phu-ninh-2-1730388403.jpg
Áp dụng công nghệ cao mô hình nhà màng tại xã Tiên Phú góp phần xây dựng nông nghiệp sạch, đưa nông sản chất lượng cao đến tay người tiêu dùng.

Sự lãnh đạo, chỉ đạo toàn diện, quyết tâm, quyết liệt, linh hoạt, sáng tạo, có trọng tâm, trọng điểm của Huyện uỷ, HĐND, UBND huyện; sự chủ động của các cấp, các ngành và cả hệ thống chính trị; sản xuất nông, lâm nghiệp, thủy sản được duy trì và có bước chuyển biến rõ rệt, năng suất và sản lượng tăng khá so với cùng kỳ, chuyển đổi cơ cấu cây trồng, vật nuôi có nhiều tích cực, rõ nét và phù hợp với từng địa phương.

Từ sự đồng lòng của bà con nông dân, do đó các cơ chế, chính sách được ban hành đã nhanh chóng được vận dụng vào thực tế sản xuất, đã hỗ trợ để xây dựng và phát triển các mô hình sản xuất, tạo sức lan tỏa, động lực lớn cho các tổ chức, cá nhân đầu tư phát triển nông nghiệp trên địa bàn huyện. Tập trung chỉ đạo sản xuất theo chương trình, kế hoạch cụ thể, chú trọng phát triển các vùng sản xuất hàng hóa tập trung, quy mô lớn đối với các cây trồng, vật nuôi có lợi thế; tổ chức sản xuất theo hướng liên kết chặt chẽ giữa các khâu trong chuỗi giá trị; khuyến khích phát triển nông nghiệp an toàn, bền vững.

Đầu tư phát triển kết cấu hạ tầng nông nghiệp, nông thôn, chú trọng gắn kết, xã hội hóa các nguồn lực đầu tư thực hiện khâu đột phá về phát triển kết cấu hạ tầng đồng bộ gắn với xây dựng nông thôn mới, ưu tiên đầu tư các công trình hỗ trợ trực tiếp cho sản xuất như: Hệ thống thủy lợi, giao thông nội đồng gắn với vùng sản xuất hàng hóa tập trung; công trình thủy lợi đa mục tiêu, thủy lợi đầu mối, công trình tưới, tiêu theo hướng tiên tiến, tiết kiệm nước cho các cây trồng cạn (cây ăn quả, chè, rau, …); khu, vùng nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao, hạ tầng thiết yếu trong xây dựng nông thôn mới, phục vụ đời sống nhân dân, góp phần nâng cao năng lực phục vụ sản xuất, phát triển ổn định, bền vững; nâng cao năng lực phòng chống, ứng phó và giảm nhẹ thiên tai.

Tin tưởng rằng, với những giá trị truyền thống tốt đẹp cùng quyết tâm chính trị cao, Đảng bộ, chính quyền và nhân dân huyện Phù Ninh sẽ tiếp tục vững bước trên con đường đổi mới, đạt được nhiều thành tựu mang dấu ấn lịch sử, xây dựng huyện Phù Ninh ngày càng giàu đẹp, văn minh, hạnh phúc./.

Kim Bằng