Hà Nội: Những nét đẹp văn hóa trong lễ hội Gióng 2023 tại huyện Sóc Sơn

Lễ hội Gióng ở Đền Sóc là một trong những lễ hội lớn nhất của Hà Nội dịp đầu Xuân năm mới. Năm 2023, huyện Sóc Sơn sẽ có những đổi mới để lễ hội diễn ra an toàn, văn minh, phù hợp với truyền thống văn hóa của dân tộc, đáp ứng nhu cầu của người dân.

Là một trong bốn vị “Tứ bất tử” của tín ngưỡng dân gian Việt, Thánh Gióng gắn liền với truyền thuyết cậu bé làng Phù Đổng đánh thắng giặc Ân đem lại thái bình cho đất nước. Để tưởng nhớ, ca ngợi người anh hùng huyền thoại Thánh Gióng, Lễ hội Gióng Đền Sóc là lễ hội truyền thống được tổ chức từ ngày mùng 6 đến ngày mùng 8 tháng Giêng hàng năm. Năm 2010, Lễ hội Gióng ở Đền Sóc được (UNESCO) công nhận là Di sản văn hóa phi vật thể của nhân loại.

Năm 2023, lễ hội Gióng tại Khu di tích Quốc gia đặc biệt Đền Sóc sẽ được Ủy ban nhân dân (UBND) huyện Sóc Sơn tổ chức trong 3 ngày, từ 27-29/1 (tức ngày 6-8 tháng Giêng năm Quý Mão). So với những năm trước, lễ khai hội Gióng được diễn ra sớm hơn, bắt đầu từ 6h30, thay vì 7h như năm trước.

z4062564967821-545cf96e5f7745926e4471e841f46614-1674733415.jpg

Khung cảnh được thay đổi khác nhiều so với những mùa lễ hội trước. Theo thông lệ, lễ hội Gióng tại Khu di tích Quốc gia đặc biệt đền Sóc (huyện Sóc Sơn) chính thức khai mạc vào sáng mùng 6 tháng Giêng âm lịch hàng năm và kéo dài trong 3 ngày. Năm nay, lễ hội sẽ diễn ra từ ngày 27 – 29/1/2023.

So với mọi năm, phần lễ không có quá nhiều thay đổi. Sau lễ dâng hương, đánh trống khai hội, đọc văn tế là lễ rước và lễ tế của các thôn làng. 8 lễ vật được cung tiến tại lễ hội Gióng Xuân Quý Mão 2023 vẫn sẽ là: Ngựa sắt, cầu húc, trầu cau, voi chiến, ngà voi, cỏ voi, kiệu tướng và đặc biệt là giò hoa tre.

Sau khi làm lễ tại sân Rồng, lễ tế và trầu cau sẽ được tiến cung để ông Gióng chứng giám, sau đó lộc sẽ được san sẻ đưa về đền Hạ và đền Mẫu để tất lộc cho du khách. Hình thức này vẫn giữ được truyền thống là tất lộc cho du khách, kịch bản, quy trình của lễ hội cam kết với UNESCO không có gì thay đổi.

z4062564941858-b39e9443f05d642af7158f4d69fb1948-1674733527.jpg

Đại diện Khu di tích cho biết, so với những năm trước, lễ khai hội Gióng được diễn ra sớm hơn, bắt đầu từ 6h, thay vì 7h như năm trước. Trong lễ hội năm nay, phần lễ không có quá nhiều thay đổi. Sau lễ dâng hương, đánh trống khai hội, đọc văn tế là lễ rước và lễ tế của thôn làng. 8 lễ vật được cung tiến tại lễ hội Gióng Xuân Quý Mão 2023 vẫn sẽ là Ngựa sắt, cầu húc, trầu cau, voi chiến, ngà voi, cỏ voi, kiệu tướng...

Điểm nổi bật khác biệt trong mùa lễ hội Gióng 2023 sẽ tập trung vào phần hội với nhiều nét mới. Theo đó, các trò chơi dân gian tiếp tục được Ban tổ chức lễ hội duy trì như: Đi cà kheo, đi cầu thăng bằng, đập niêu đất, hội thi nấu cơm… Các hoạt động biểu diễn nghệ thuật cũng sẽ được tổ chức xuyên suốt những ngày diễn ra lễ hội tại Khu di tích Quốc gia đặc biệt Đền Sóc.

Lễ hội Gióng 2023 sẽ là lần đầu tiên nghi thức Kéo Mỏ được trình diễn và cuộc thi cầu húc được tổ chức. Bên cạnh đó, khác với mọi năm, hội thi đấu vật thay đổi phương thức tổ chức, thay vì thành lập đội và đăng ký từ đầu thì du khách thập phương có thể đăng ký tại khu vực tổ chức hội thi và tham gia thi đấu. Điều này tạo nên một sân chơi mở cho tất cả người dân.

z4062564959232-b5667be9d10831f4df6040e939665151-1674735183.jpg

Đền Thượng - nơi thờ Thánh Gióng.

Phó Chủ tịch UBND huyện Sóc Sơn Hồ Việt Hùng cho biết, đến nay, công tác chuẩn bị cho lễ hội Gióng Xuân Quý Mão 2023 tại Khu di tích Quốc gia đặc biệt đền Sóc đã cơ bản hoàn thành. Địa phương đã giao nhiệm vụ cụ thể cho Trung tâm Quản lý khu du lịch - di tích Đền Sóc và các phòng, ban đơn vị liên quan nhằm bảo đảm công tác tổ chức lễ hội đúng quy định, phù hợp với thuần phong mỹ tục, truyền thống văn hoá của dân tộc.

Trong công tác chuẩn bị, huyện đã chủ động các kế hoạch ứng phó với khả năng tăng đột biến lượng khách tham gia lễ hội, ngăn ngừa nguy cơ phát sinh dịch vụ trông giữ xe tự phát… gây mất an ninh trật tự, ùn tắc cục bộ. Các hoạt động văn hóa, như: Biểu diễn nghệ thuật truyền thống, trò chơi dân gian, thi đấu vật, nấu cơm, kéo co… được tổ chức tại nhiều điểm trong không gian di sản, giảm tải việc tập trung đông người khu vực hành lễ.

z4062564987233-ef6641ad3d429008f16c5bd5d8fc468e-1674735396.jpg

Sau khi làm lễ tại sân Rồng, lễ tế và trầu cau sẽ được tiến cung để ông Gióng chứng giám, sau đó lộc sẽ được san sẻ đưa về đền Hạ và đền Mẫu để tất lộc cho du khách. Hình thức này vẫn giữ được truyền thống là tất lộc cho du khách, kịch bản, quy trình của lễ hội cam kết với UNESCO không có gì thay đổi.

Năm nay hoạt động văn hóa nghệ thuật cũng có sự thay đổi, theo đó người dân địa phương sẽ cùng tham gia vào lễ hội, thực hiện các tiết mục văn hóa truyền thống. Theo ông Hồ Việt Hùng, khó khăn lớn nhất hiện nay của việc tổ chức lễ hội Đền Sóc là chưa có các bãi đỗ xe chính thức, từ đó có khả năng dẫn đến tình trạng ùn tắc giao thông. Trước mắt, huyện cũng đã có phương án để tháo gỡ những khó khăn về bến, bãi đỗ xe.

Trước đó, tại buổi làm việc với các đơn vị trong việc tổ chức Lễ hội Xuân 2023, Phó Chủ tịch Thường trực UBND thành phố Hà Nội Lê Hồng Sơn yêu cầu các quận, huyện trong đó có huyện Sóc Sơn từ nay đến khi diễn ra lễ hội, các địa phương phải thường xuyên rà soát công tác tổ chức, lường trước các nguy cơ, vấn đề phát sinh để chủ động kế hoạch, giải pháp xử lý tình huống, trong đó chú trọng công tác vệ sinh môi trường, an toàn thực phẩm, phòng chống dịch bệnh, cháy nổ…

z4062564934222-04c63992edee6b28c9ba6b7f08a941bd-1674735504.jpg

Lễ hội Gióng là một trong những lễ hội lớn nhất của TP Hà Nội và cả nước, đã được tổ chức UNESCO công nhận là di sản văn hoá phi vật thể đại diện của nhân loại vào năm 2010.

Tuyệt đối không để việc biến tướng tín ngưỡng thành dịch vụ mang tính trục lợi, mê tín dị đoan, trái với thuần phong mỹ tục, vi phạm quy định về thực hiện nếp sống văn minh. Phối hợp với các sở, ngành Thành phố tăng cường công tác kiểm tra, giám sát việc tổ chức các hoạt động văn hóa, thể thao, du lịch suốt thời gian diễn ra lễ hội.

Các địa phương cần chủ động phối hợp với các cơ quan truyền thông đẩy mạnh công tác tuyên truyền trước, trong và sau lễ hội. Đặc biệt, tuyên truyền về ý nghĩa, giá trị lễ hội cũng như việc thực hiện nếp sống văn minh trong không gian thờ tự, từ đó, định hướng, bồi đắp ý thức, trách nhiệm trong xây dựng nếp sống văn minh, bảo tồn, phát huy giá trị lễ hội truyền thống./.

Hoàng Hà - Hoàng Thăng