Giá tiêu hôm nay 29/8: Giá tiêu trong nước giảm nhẹ

Ghi nhận thông tin tiêu dùng xanh hôm nay (ngày 29/8), giá tiêu tại thị trường trong nước dao động 66.500 - 70.500 đồng/kg, khó có thể lấy lại đà tăng trong tuần tới khi giá hồ tiêu thế giới diễn biến tiêu cực, chỉ đi ngang hoặc giảm.

Theo khảo sát, giá tiêu tại thị trường trong nước dao động 66.500 - 70.500 đồng/kg, khó có thể lấy lại đà tăng trong tuần tới khi giá hồ tiêu thế giới diễn biến tiêu cực, chỉ đi ngang hoặc giảm.

Cụ thể, giá tiêu tại Gia Lai thấp nhất thị trường khi ở mức 66.500 đồng/kg, giảm 2.000 đồng so với 1 tuần trước đó.

Trong khi đó, mức giá hồ tiêu cao nhất được ghi nhận tại tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu ở mức 70.500 đồng/kg giảm 500 đồng so với cuối tuần trước.

Giá tiêu tại các tỉnh Đồng Nai (67.000 đồng/kg); Đắk Nông, Đắk Lắk (67.500 đồng/kg); Bình Phước (68.500 đồng/kg) cùng giảm 500 đồng/1kg so với 1 ngày trước.

gia-tieu-hom-nay-29-8-1661734449.png
Giá tiêu hôm nay 29/8: Tiêu trong nước giảm nhẹ, khó lấy lại đà tăng. Ảnh minh hoạ.

Cộng đồng Hồ tiêu thế giới vẫn niêm yết giá tiêu đen và tiêu trắng xuất khẩu của Việt Nam không thay đổi trong tuần, tương ứng với 3.550 USD/tấn tiêu đen loại 500g/l và 5.400 USD/tấn với tiêu trắng. Đơn vị này đánh giá thị trường tuần này tiếp tục diễn biến khá tiêu cực, không có quốc gia nào tăng điểm.

Các chuyên gia nhận định, giá tiêu thế giới trong thời gian tới có thể đi ngang hoặc giảm nhẹ, trong khi nhu cầu tiêu thụ toàn cầu bị chậm lại.

Thời điểm hiện tại, giá hạt tiêu của Việt Nam phụ thuộc vào thị trường Trung Quốc khi mà các nhà nhập khẩu châu Âu và Mỹ đã ký hợp đồng đến cuối năm nay.

Doanh nghiệp đã dự trữ đủ lượng hàng để sản xuất và xuất khẩu nên lực mua chậm và yếu hơn so với diễn biến của thị trường.

Các chuyên gia đánh giá, giá hạt tiêu tương đối ổn định trong những tháng qua bởi lượng hàng dự trữ đủ để đáp ứng nhu cầu. Thương lái Trung Quốc và các nhà xuất khẩu lớn ở Việt Nam đang trong trạng thái chờ đợi, trong khi nông dân và đại lý nhỏ có xu hướng giữ hàng với dự đoán mức giá cao hơn.

Theo Hiệp hội Hạt tiêu quốc tế (IPC), lượng hàng trong kho ở các quốc gia tiêu thụ vẫn còn đáp ứng đủ nhu cầu, do đó, giá hạt tiêu toàn cầu trong những tháng qua và hiện nay không cho thấy sự dao động lớn mặc dù sản lượng được dự báo tiếp tục giảm 3% trong năm 2022, chủ yếu giảm từ Việt Nam và Ấn Độ.

Doanh nghiệp xuất khẩu tiêu đánh giá, lượng hàng tồn hiện tại ước khoảng 80.000 - 100.000 tấn. Đây là khối lượng tương đối cao trong bối cảnh xuất khẩu các tháng đầu năm suy giảm. Nguyên nhân xuất khẩu suy giảm do tình hình lạm phát toàn cầu, Trung Quốc kiên trì chính sách "Zero Covid" và cuộc xung đột Nga-Ukraine chưa có hồi kết.

Anh Vân (t/h)